Cho 1,37 gam Ba vào 100,0 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,03M thu được chất rắn có khối lượng là:
Câu A. 2,205
Câu B. 2,565
Câu C. 2,409 Đáp án đúng
Câu D. 2,259
nBa = 0,01 mol; nAl2(SO4)3 = 0,003 mol; => nBa(OH)2 = 0,01 mol; => n(OH-) = 0,02 mol; Ta có : 3 < n(OH-) / n(Al3+) = 0,02 /(0,003.2) < 4; Nên sau phản ứng tạo ra kết tủa Al(OH)3 và Ba(AlO2)2. Ta có: Al3+ + 3OH- --> Al(OH)3, x 3x x ; Al3+ + 4OH- --> AlO2- + 2H2O, y 4y y ; => nOH- = 3x + 4y = 0,02 , nAl3+ = x + y = 0,006; => x = 0,004 và y = 0,002; => nAl(OH)3 = 0,004 mol; Lại có ∶ nBaSO4 = nSO42- = 0,009 mol; vì nBa2+ > nSO42-; Vậy khối lượng kết tủa sau phản ứng là : m(kt) = 2,409g,
Thủy phân chất béo glixerol tristearat (C17H35COO)3C3H5 cần dùng 1,2 kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Tính khối lượng glixerol thu được?
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (1)
Ta có: nNaOH = 1,2 : 40 = 0,03 (mol)
Từ (1) ⇒ nC3H5(OH)3 = 1/3nNaOH = 0,01 (kmol)
⇒ mC3H5(OH)3 = 0,01 . 92 .80% = 0,736 (kg)
Thế nào là ăn mòn kim loại? Lấy ba ví dụ về ăn mòn kim loại xung quang ta.
– Sự phá hủy kim loại, hợp kim trong môi trường tự nhiên được gọi là sự ăn mòn kim loại.
– Ba ví dụ: Thanh sắt trong bếp lò than bị ăn mòn. Các cầu như cầu Tràng Tiền, cầu Long Biên ... bị gỉ nên hàng năm phải sơn lại cầu. Vỏ tàu thủy bị ăn mòn.
Đốt cháy hoàn toàn 4,16g hỗn hợp X gồm RCOOH và RCOOC2H5 thu được 4,256l CO2 và 2,52g H2O. Mặt khác 2,08g hỗn hợp X phản ứng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được 0,46g ancol và m g muối. Tìm m?
Hỗn hợp X gồm axit axetic và ancol etylic. Chia X thành ba phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với natri dư thấy có 3,36 lít khí H2 thoát ra (đktc). Phần hai phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH IM.
Thêm vào phần ba một lượng H2SO4 làm xúc tác rồi thực hiện phản ứng este hoá, hiệu suất đạt 60%.
Tính khối lượng của hỗn hợp X đã dùng và khối lượng este thu được.
Phần một : nancol + naxit = 2nH2 = (= 2.0,15 mol
Phần hai : naxit = nNaOH = 0,2 mol => nancol = 0,1 mol →mX = 3(0,2.60 + 0,1.46) = 49,8 (g)
Phản ứng este hoá : tính hiệu suất theo số mol ancol.
Số mol este tạo thành= (= 0,06 mol
→ m este = m CH3COOC2H5 = 0,06.88 = 5,28 (g).
Trong sản xuất brom từ các bromua có trong tự nhiên, để thu được một tấn brom phải dùng hết 0,6 tấn clo. Hỏi việc tiêu hao clo như vậy vượt bao nhiêu phần trăm so với dung lượng cần dùng theo lí thuyết?
2NaBr + Cl2 -------> 2NaCl + Br2
71 tấn 160 tấn
x 1 tấn
=> x = 0,44375 tấn
=> mCl2tiêu hao: 0,6 – 0,44375 = 0,15625 (tấn)
Vậy khối lượng Cl2 tiêu hao thực tế vượt so với khối lượng cần dùng theo lí thuyết:
( 0,15625 : 0,44375).100% = 35,2%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.