Câu hỏi lý thuyết liên quan tới tính chất hóa học của este
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Este X có các đặc điểm sau: - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau; - Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Phát biểu không đúng là:


Đáp án:
  • Câu A. Chất Y tan vô hạn trong nước.

  • Câu B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O

  • Câu C. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken Đáp án đúng

  • Câu D. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.

Giải thích:

Phân tích: Thủy phân X trong môi trường axit thu được chất Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành số mol CO2 bằng số mol nước nên X phải là este no, đơn chức, mạch hở. Khi X là este no, đơn chức, mạch hở thủy phân ra chất Y tham gia được phản ứng tráng gương nên Y là HCOOH. Vậy CT este là HCOOCnH(2n+1). Vậy chất Z là CnH2n+1OH, trong Z có số nguyên tử C bằng một nửa số nguyên tử C trong X nên ta có: n = (n + 1)/2 Þ n = 1; Vậy CT este là HCOOCH3. A. Đúng vì Y là HCOOH tan vô hạn trong nước. B. Đúng vì 1 mol C2H4O2 khi đốt cháy sinh ra 2 mol CO2 và 2 mol nước. C. Sai vì Z là CH3OH khi đun với dung dịch H2SO4 đặc ở 170 oC thì thu được xeton chứ không phải là anken. D. Đúng vì X là este no, đơn chức.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy giải thích : a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm thu được là khác nhau. b. Khi điện phân dung dịch KNO3, dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu được là giống nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích :

a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm thu được là khác nhau.

b. Khi điện phân dung dịch KNO3, dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu được là giống nhau.


Đáp án:

a, *Điện phân KCl nóng chảy

Catot(-) ← KCl nóng chảy → Anot(+)

K+           Cl-

K+ + e → K

2Cl- → Cl2 + 2e

Phương trình điện phân: 2KCl ----đpnc--> 2K + Cl2

* Điện phân dung dịch KCl

Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)

K+ ,H2O         Cl-,H2O

2H2O +2e → H2 + 2OH-(dd)

2Cl- → Cl2 + 2e

Phương trình điện phân: 2KCl + 2H2O --đpdd--> 2KOH + H2 + Cl2

Sự khác nhau về sản phẩm điện phân KCl nóng chảy và dung dịch KCl trong nước là quá trình khử ion K+ và khử H2O tương ứng.

b. * Điện phân dung dịch KNO3

Catot(-) ← KNO3 dung dịch → Anot(+)

K+ ,H2O         NO3-, H2O

2H2O + 2e → H2 + 2OH-(dd)

2H2O → O2 + 4H+ + 4e

Phương trình điện phân: 2H2O --đpdd KNO3--> 2H2 + O2

*Điện phân dung dịch H2SO4

Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)

H+ ,H2O         SO42-, H2O

2H+ + 2e → H2         2H2O → O2 + 4H+ + 4e

Phương trình điện phân: 2H2O --đpdd H2SO4--> 2H2 + O2

Sự giống nhau về sản phẩm điện phân KNO3 và dung dịch H2SO4 trong nước là vì thực chất đều là phản ứng điện phân nước.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 3,86g hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu thu được 4,66g oxit. Cho toàn bộ lượng oxit này tác dụng với dung dịch axit H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml). Tính thể tích H2SO4 cần dùng tối thiểu 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 3,86g hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu thu được 4,66g oxit. Cho toàn bộ lượng oxit này tác dụng với dung dịch axit H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml). Tính thể tích H2SO4 cần dùng tối thiểu 


Đáp án:

mO = moxit - mkim loại = 4,66 - 3,86 = 0,8g

nO = 0,8/16 = 0,05 mol

nO = 2nH+ = nH2SO4 = 0,05 mol

=> V = (0,05. 98. 100)/(20. 1,14) = 21,5 ml

Xem đáp án và giải thích
Người ta luyện gang từ quặng Fe3O4 trong lò cao. a. Viết các phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra. b. Tính lượng quặng chứa 92,8% Fe3O4 để có 10,0 tấn gang chứa 4% C và một số tạp chất. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 87,5%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta luyện gang từ quặng Fe3O4 trong lò cao.

a. Viết các phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra.

b. Tính lượng quặng chứa 92,8% Fe3O4 để có 10,0 tấn gang chứa 4% C và một số tạp chất. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 87,5%.


Đáp án:

a)

Fe3O4 + CO --t0--> 3FeO + CO2

FeO + CO -t0-> Fe + CO2

b)

Phản ứng tổng hợp

Trong 10 tấn gang có 96% Fe có 9,6 tấn sắt

Theo pt : cứ 232 gam Fe3O4 tạo ra 3.56 = 168 gam Fe

Vậy để có 9,6 tấn Fe cần lượng Fe3O4 là : 9,6 x 232 : 168 = 13,257 tấn

Hiệu suất phản ứng là 87,5% nên lượng Fe3O4 cần lấy là :

13,257 x 100 : 87,5 = 15,151 tấn

Mà Fe3O4 chỉ chiếm 92,8% khối lượng quặng nên khối lượng quặng cần lấy là:

15,151 x 100 : 92,8 = 16,326 tấn

Xem đáp án và giải thích
Hiđrat clorua lỏng không dẫn điện nhưng dung dịch của chất này trong nước dẫn điện. Hãy giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiđrat clorua lỏng không dẫn điện nhưng dung dịch của chất này trong nước dẫn điện. Hãy giải thích.

 





Đáp án:

Hiđro clorua lỏng gồm các phân tử HCl trung hòa về điện, vì thế không dẫn điện. Khi được hòa tan trong nước, một dung môi phân cực, các phân tử HCl điện li tạo ra các ion dương và âm dịch chuyển tự do trong dung dịch.

Vì thế, dung dịch HCl dẫn điện.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 3,0 gam hợp kim của đồng và bạc trong axit nitric loãng, đun nóng thu được 7,34 gam hỗn hợp muối nitrat. Xác định phần của mỗi kim loại trong hợp kim.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 3,0 gam hợp kim của đồng và bạc trong axit nitric loãng, đun nóng thu được 7,34 gam hỗn hợp muối nitrat. Xác định phần của mỗi kim loại trong hợp kim.


Đáp án:

Gọi số mol Cu, Ag lần lượt là x và y ⇒ 64x + 108y = 3 (1)

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O

Theo pt số mol Cu(NO3)2 và số mol AgNO3 lần lượt cũng là x và y

⇒ 188x + 170y = 7,34 (2)

Từ (1), (2) ⇒ x = 0,03; y = 0,01

%mCu = [0,03.64]/3 . 100% =64%

=> %mAg = 36%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…