Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?


Đáp án:

- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

- Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: Ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận nghịch và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng tốc độ bằng nhau (Vthuận = Vnghịch). Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Toluen và benzen cùng phản ứng được với chất nào sau đây: (1) dung dịch brom trong CCl4; (2) dung dịch kali pemanganat; (3) hiđro có xúc tác Ni, đun nóng; (4)Br2 có bột Fe, đun nóng? Viết phương trình hoá học của các phương trình xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Toluen và benzen cùng phản ứng được với chất nào sau đây: (1) dung dịch brom trong CCl4; (2) dung dịch kali pemanganat; (3) hiđro có xúc tác Ni, đun nóng; (4)Br2 có bột Fe, đun nóng? Viết phương trình hoá học của các phương trình xảy ra.


Đáp án:

Toluen và benzen cùng phản ứng hidro có xúc tác Ni

Đun nóng; Br2 có bột Fe đun nóng

Xem đáp án và giải thích
Cho các phát biểu sau: (1) Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4. (2) Al là kim loại có tính lưỡng tính. (3) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh. (4) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon. (5) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit. (6) Đám cháy Mg có thể dập tắt bằng CO2. (7) Phèn chua được dùng để làm trong nước đục. (8) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các phát biểu sau:

(1) Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

(2) Al là kim loại có tính lưỡng tính.

(3) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.

(4) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.

(5) Trong khí quyển, nồng độ NOvà SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.

(6) Đám cháy Mg có thể dập tắt bằng CO2.

(7) Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.

(8) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.

Số phát biểu đúng là


Đáp án:

1) Sai, Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.

(2) Sai, Không có khái niệm kim loại có tính lưỡng tính.

(6) Sai, Đám cháy Mg không được dập tắt bằng CO2.

(8) Sai, Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

=> Số phát biểu đúng là 4.

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: : Khi làm thí nghiệm với các chất sau X, Y, Z, T ở dạng dung dịch nước của chúng thấy có các hiện tượng sau: - Chất X tan tốt trong dung dịch HCl và tạo kết tủa trắng với dung dịch brom. - Chất Y và Z đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. - Chất T và Y đều tạo kết tủa khi đun nóng với dung dịch AgNO3/NH3. Các chất X, Y, Z, T đều không làm đổi mày quỳ tím.

Đáp án:
  • Câu A. anilin, fructozơ, glixerol, metanal.

  • Câu B. phenol, fructozơ, etylen glicol, metanal.

  • Câu C. anilin, glucozơ, etylen glicol, metanol.

  • Câu D. phenol, glucozơ, glixerol, etanal.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về đisaccarit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?


Đáp án:
  • Câu A. Saccarozơ.

  • Câu B. Glucozơ.

  • Câu C. Tinh bột

  • Câu D. Xenlulozơ.

Xem đáp án và giải thích
Chất phản ứng brom theo tỉ lệ 1:1
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào dưới đây phản ứng với dung dịch Brom theo tỉ lệ mol 1:1 thu được 2 sản phẩm?

Đáp án:
  • Câu A. Propen

  • Câu B. Etilen

  • Câu C. But-2-en

  • Câu D. Toluen

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…