Bột nở là chất gì mà có thể làm cho bánh to ra và xốp được ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bột nở là chất gì mà có thể làm cho bánh to ra và xốp được ?


Đáp án:

(NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm bột mì hoặc các bột khác, lúc nướng bánh (NH4)2CO3 phân hủy thành các chất khí và hơi làm cho bánh xốp và nở.

(NH4)2CO3  => NH3 + CO2  + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sự điện li
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch NaOH và dung dịch CH3COONa có cùng nồng độ mol/l. Giá trị pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả sử cứ 100 ion CH3COO‒ thì có 1 ion thủy phân)

Đáp án:
  • Câu A. y = 100x

  • Câu B. y = 2x

  • Câu C. y = x+2

  • Câu D. y = x - 2

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. 


Đáp án:

* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn

* Về monome:

- Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.

- Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.

Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.

Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết ba kim loại : sắt, nhôm và đồng. Viết các phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết ba kim loại : sắt, nhôm và đồng. Viết các phương trình hoá học.


Đáp án:

 Dùng dung dịch kiềm (thí dụ NaOH) :

- Cho 3 kim loại tác dụng với dung dịch NaOH, kim loại nào tác dụng với NaOH cho khí H2 bay ra là Al.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

- Cho 2 kim loại còn lại tác dụng với dung dịch HCl, kim loại nào cho khí H2 bay ra là Fe, còn Cu không phản ứng.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic, và triglyxerit X có tỉ lệ mol 4:3:2. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 3,26 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác thuỷ phân hoàn toàn m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 38,22 gam hỗn hợp 2 muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic, và triglyxerit X có tỉ lệ mol 4:3:2. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 3,26 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác thuỷ phân hoàn toàn m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 38,22 gam hỗn hợp 2 muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là?


Đáp án:

Giải

Gọi số mol của axit oleic, axit panmitic và triglixerit X lần lượt là 4x, 3x và 2x mol

Axit oleic: C17H33COOH: 4x mol

Axit panmitic: C15H31COOH: 3x mol

(C15H31COO)k(C17H33COO)3-kC3H5: 2x

Quy đổi hỗn hợp E thành:

C17H33COOH: (10x – 2kx); C15H31COOH: (3x + 2kx); C3H5(OH)3: 2x; -H2O

Ta có: phản ứng đốt cháy hỗn hợp E

C18H34O2 + 25,5O2 →  18CO2 + H2O

C16H32O2 + 23O2 → 16CO2 + 16H2O

C3H8O3 + 3,5O2 → 3CO2 +  4H2O

Ta có: nO2= 23.(3x + 2kx) + 25,5(10x – 2kx) + 3,5.2x = 331x – 5kx = 3,26 (1)

Muối gồm :

C17H33COONa: 10x – 2kx

C15H31COONa: 3x + 2kx

→ m(muối) = 304.(10x – 2kx) + 278.( 3x + 2kx) = 3874x - 52kx = 38,22 (2)

Từ 1,2 => x = kx = 0,01 => k = 1

→ Triglixerit X là (C15H31COO)(C17H33COO)2C3H5: 0,02 mol

→ mE = 282.0,04 + 256.0,03 + 858.0,02 = 36,12g

%mX = (858.0,02)/36,12 = 47,51%

Xem đáp án và giải thích
Có 2 lọ đựng dung dịch H2SO4. Lọ thứ nhất có nồng độ 1mol/l, lọ thứ hai có nồng độ 3 mol/l. Hãy tính toán và trình bày cách pha chế 50ml dung dịch H2SO4 có nồng độ 1,5mol/l từ 2 dung dịch axit đã cho.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 2 lọ đựng dung dịch H2SO4. Lọ thứ nhất có nồng độ 1mol/l, lọ thứ hai có nồng độ 3 mol/l. Hãy tính toán và trình bày cách pha chế 50ml dung dịch H2SO4 có nồng độ 1,5mol/l từ 2 dung dịch axit đã cho.

 

Đáp án:

Pha chế 50ml dung dịch H2SO4 1,5M.

- Số mol H2SO4 cần pha chế 50ml dung dịch H2SO4 1,5M:

nH2SO4 = CM.V = 1,5.0,05 = 0,075 (mol)

Gọi x(ml) là thể tích của dung dịch H2SO4 1M (1) => nH2SO4 = CM.V = 1.0,001x = 0,001x mol

Gọi y(ml) là thể tích của dung dịch H2SO4 3M (2) => nH2SO4 = 3.0,001y = 0,003y mol

=> 0,001x + 0,003y = 0,075 và x + y = 50 

Giải hệ phương trình ta có: x = 37,5ml; y = 12,5ml

- Cách pha chế:

+ Đong lấy 37,5ml dung dịch H2SO4 1M và 12,5ml dung dịch H2SO4 3M cho vào bình, lắc đều, ta được 50ml dung dịch H2SO4 1,5M.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…