Bài toán thủy phân saccarozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 150 gam dung dịch saccarozo 10,26% trong môi trường axit vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là (H=1, C=12, O=16, Ag=108)


Đáp án:
  • Câu A. 36,94 g

  • Câu B. 19,44 g Đáp án đúng

  • Câu C. 15,50 g

  • Câu D. 9,72 g

Giải thích:

nsaccarozo = 0,045 mol Saccarozo → glucozo + fructozo ; Cả glucozo và fructozo đều phản ứng với AgNO3; Glucozo/Fructozo → 2Ag ; Þ nAg = 2nglucozo + 2nfructozo = 4nsaccarozo = 0,18 mol → mAg = 19,44g → B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Teflon là chất gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Teflon là chất gì?


Đáp án:

Teflon có tên thay thế là: Politetrafloetilen [(−CF2−CF2−)n]. Đó là loại polime nhiệt dẻo, có tính bền cao với các dung môi và hóa chất. Nó độ bền nhiệt cao, có độ bền kéo cao và có hệ số ma sát rất nhỏ. Teflon bền với môi trường hơn cả Au và Pt, không dẫn điện.

Do có các đặc tính quý đó, teflon được dùng để chế tạo những chi tiết máy dễ bị mài mòn mà không phải bôi mỡ (vì độ ma sát nhỏ), vỏ cách điện, tráng phủ lên chảo, nồi,… để chống dính.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về ứng dụng của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là:


Đáp án:
  • Câu A. Đồng

  • Câu B. Bạc

  • Câu C. Sắt

  • Câu D. Sắt tây

Xem đáp án và giải thích
Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol NO2 là 4x , số mol của O2 là x mol

→ 46. 4x + 32. x = 6,58 - 4,96 → x = 0,0075 mol

→ nHNO3 = nNO2 = 4x = 0,03 mol

→ pH = -log[H+]= -log 0,1 = 1.

Xem đáp án và giải thích
Giải thích các hiện tượng sau: a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích các hiện tượng sau:

a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt

b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên

c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu


Đáp án:

a. Khi ta nhai kĩ thấy cơm có vị ngọt do trong quá trình nhai, men amilaza có trong nước bọt thủy phân tinh bột thành dextrin rồi thành mantozo

b. Miếng cơm cháy có thành phần dextrin nhiều hơn miếng cơm phía trên

c. Chuối xanh có chứa tinh bột còn khi chuối chín tinh bột đã bị chuyển thành glucozo. Đó là nguyên nhân tại sao khi nhỏ iot vào mặt cắt quả chuối xanh thấy màu xanh lam

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng nước mà trong đó có số phân tử nước bằng số phân tử NaOH có trong 20g NaOH?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng nước mà trong đó có số phân tử nước bằng số phân tử NaOH có trong 20g NaOH?


Đáp án:

Khối lượng mol của NaOH là: MNaOH = 23+16+1 = 40 g/mol.

Số mol NaOH là: nNaOH =0,5 mol.

=> Số mol H2O là: 0,5 mol (vì lượng nước và NaOH có cùng số phân tử).

Khối lượng mol của H2O là: 2.1+16 = 18 g/mol.

Khối lượng nước là: mH2O = nH2O.MH2O = 0,5.18 = 9 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…