Cho 100,0 ml dung dịch NaOH 4,0 M vào 100,0 ml dung dịch CrCl3 thì thu được 10,3 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100,0 ml dung dịch NaOH 4,0 M vào 100,0 ml dung dịch CrCl3 thì thu được 10,3 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol CrCl3là x

nNaOH = 0,4 mol; nCr(OH)3 = 0,1 mol

CrCl2  +   3NaOH     -->  Cr(OH) + 3NaCl

x                 3x                      x                 3x

Cr(OH)  +  NaOH    --> NaCrO2 + 2H2O

0,4 - 3x          0,4 - 3x

nCr(OH)3dư =4x – 0,4 = 0,1

x = 0,125

CM (CrCl3) = 1,25M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho các phản ứng: (1) Cu2O + Cu2S → (2) Cu(NO3)2 → (3) CuO + CO → (4) CuO + NH3 → Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phản ứng:

    (1) Cu2O + Cu2S →         (2) Cu(NO3)2 →

    (3) CuO + CO →         (4) CuO + NH3 →

    Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết a gam oxit kim loại M (thuộc nhóm IIA) bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định công thức oxit kim loại M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết a gam oxit kim loại M (thuộc nhóm IIA) bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định công thức oxit kim loại M.


Đáp án:

Gọi số mol oxit MO = x mol.

MO + H2SO4 → MSO4 + H2O

x          x              x mol

Ta có: (M + 16)x = a

Khối lượng dung dịch axit H2SO4 ban đầu = 98x.100/17,5 = 560x (gam)

Khối lượng dung dịch sau phản ứng = a + 560x = (M + 16)x + 560x

???????????? ????????????4 = (M + 96)x

Theo bài: C% (MSO4) = 20% nên: (M+96)x/(M+16).x + 560x = 20/100

=> M = 24 => M là Mg

Xem đáp án và giải thích
Làm thế nào để chuyển NaHCO3 thành Na2CO3, Ca(HCO3)2 thành CaCO3 và ngược lại?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm thế nào để chuyển NaHCO3 thành Na2CO3, Ca(HCO3)2 thành CaCO3 và ngược lại?


Đáp án:

2NaHCO3               --t0-->   Na2CO3  +   CO2   +   H2O

Na2CO3  +   CO2   +   H2O ---> 2NaHCO3

Ca(HCO3)2     --t0--> CaCO3 + CO2  + H2O

CaCO3 + CO2  + H2O --> Ca(HCO3)2

Xem đáp án và giải thích
Để một mẩu natri hiđroxit trên tấm kính trong không khí, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào chất rắn thấy có khí thoát ra, khí này làm đục nước vôi trong. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của natri hiđroxit với: a) Oxit trong không khí. b) Hơi nước trong không khí. c) Cacbon đioxit và oxi trong không khí. d) Cacbon đioxit và hơi nước trong không khí. e) Cacbon đioxit trong không khí. Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Để một mẩu natri hiđroxit trên tấm kính trong không khí, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào chất rắn thấy có khí thoát ra, khí này làm đục nước vôi trong. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của natri hiđroxit với:

a) Oxit trong không khí.

b) Hơi nước trong không khí.

c) Cacbon đioxit và oxi trong không khí.

d) Cacbon đioxit và hơi nước trong không khí.

e) Cacbon đioxit trong không khí.

Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa.


Đáp án:

Câu e đúng.

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

NaOH có tác dụng với HCl nhưng không giải phóng khí. Để khí bay ra làm đục nước vôi thì NaOH tác dụng với CO2 trong không khí cho Na2CO3 nên khi cho chất này tác dụng với HCl mới cho khí (CO2) làm đục nước vôi trong.

Xem đáp án và giải thích
Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây: A. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử. B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa. C. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử. D. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa. E. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây:

A. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.

B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.

C. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.

D. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa.

E. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.


Đáp án:

Những câu đúng: B, C, E.

Những câu sai: A,D vì những câu này hiểu sai về chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…