Viết bản tường trình  1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm. 2. Điều chế axit clohiđric. 3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết bản tường trình 

1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.

2. Điều chế axit clohiđric.

3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.


Đáp án:

1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.

- TN: Cho vào ống nghiệm khô vài tinh thể KMnO4

Nhỏ tiếp vào ống vài giọt dd HCl đậm đặc.

Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có có đính 1 băng giấy tẩm màu

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Có khí màu vàng lục bay ra. Giấy màu ẩm bị mất màu

- Phương trình phản ứng:

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO.

- Giải thích hiện tượng: Khí màu vàng lục là khí Cl2, khí Cl2 gặp môi trường nước tạo nước clo.

Nước clo có tính tẩy màu nên làm mất màu băng giấy ẩm

2. Điều chế axit clohiđric.

-TN: Dùng 2 ống nghiệm:

+ Ống 1: cho 1 ít muối ăn, sau đó rót dd H2SO4 đậm đặc vừa đủ để thấm ướt lớp muối ăn.

+ Ống 2: Thêm khoảng 8ml nước cất vào ống nghiệm

Lắp dụng cụ TN như hình 5.11 SGK Trang 120

Đun nóng ống nghiệm 1 đến khi sủi bọt mạnh thì dừng.

Nhúng giấy quỳ tím vào dd trong ống 2. Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Có khí thoát ra ở ống 1. Giấy quỳ tím nhúng vào ống nghiệm 2 chuyển sang màu đỏ.

Phương trình phản ứng: NaCl(rắn) + H2SO4 → NaHSO4 + HCl

- Giải thích. Phản ứng sinh ra khí HCl, dẫn khí vào ống nghiệm 2 ta thu được dung dịch HCl có tính axit nên làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.

Phân biệt 3 dung dịch mất nhãn: HCl, NaCl, HNO3.

- Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Sử dụng thuốc thử là quỳ tím và dd AgNO3

- TN:

Lần lượt nhúng quỳ tím vào 3 mẫu thử và quan sát

+ 2 ống nghiệm làm quỳ tím chuyển đỏ là HCl, HNO3.

+ ống nghiệm không làm đổi màu quỳ tím là NaCl

Sau đó nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 lần lượt vào 2 ống nghiệm chứa HCl, HNO3

+ Ống nghiệm có kết tủa trắng xuất hiện là ống chửa HCl

+ Ống còn lại là HNO3.

PTHH: AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, X mol H2O và y mol N2. Các giá trị X, y tương ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, X mol H2O và y mol N2. Các giá trị X, y tương ứng là?


Đáp án:

X + 2 mol HCl ⇒ amin và amino axit đều có 1 nhóm NH2

X + 2 mol NaOH ⇒ amino axit có 2 nhóm COOH

⇒ amin: CnH2n+3N: amino axit: CmH2m-1O4N

⇒ nH2O – nCO2 = 1,5namin – 0,5namino axit ⇒ nH2O = 6+ 1,5.1 – 0,5.1 = 7,0

Bảo toàn N: 2nN2 = namin + namino axit ⇒ nN2 = 1 mol

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi vận dụng tính chất của amin để giải quyết tình huống thực tế
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin), ta có thể rửa cá với:


Đáp án:
  • Câu A. nước

  • Câu B. nước muối

  • Câu C. cồn

  • Câu D. giấm

Xem đáp án và giải thích
Chất nào tác dụng được với H2 ngay cả khi ở trong bóng tối và ở nhiệt độ rất thấp?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất nào  tác dụng được với H2 ngay cả khi ở trong bóng tối và ở nhiệt độ rất thấp?


Đáp án:

F2 tác dụng được với H2 ngay cả khi ở trong bóng tối và ở nhiệt độ rất thấp.

Xem đáp án và giải thích
Có 4 cốc đựng riêng biệt các loại nước : nước cất, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần. Hãy xác định loại nước đựng trong 4 cốc trên bằng phương pháp hoá học. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 cốc đựng riêng biệt các loại nước : nước cất, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần. Hãy xác định loại nước đựng trong 4 cốc trên bằng phương pháp hoá học. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.



Đáp án:

Đun sôi nước trong các cốc ta sẽ chia ra thành 2 nhóm :

(1) Không thấy vẩn đục là nước cất và nước có tính cứng vĩnh cửu.

(2) Thấy vẩn đục là nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng toàn phần.

+ Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3 vào mỗi cốc của nhóm (1). Nếu có kết tủa là nước có tính cứng vĩnh cửu, không có kết tủa là nước cất.

+ Lấy nước lọc của mỗi cốc ở nhóm (2) (sau khi đun sôi để nguội) cho thêm vài giọt dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa là nước có tính cứng toàn phần, không có kết tủa là nước có tính cứng tạm thời.




Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn x mol hiđrocacbon X (40 < MX  < 70) mạch hở, thu được CO2 và 0,2 mol H2O. Mặt khác, cho x mol X tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH 3 , thì có 0,2 mol AgNO3 phản ứng. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn x mol hiđrocacbon X (40 < M < 70) mạch hở, thu được CO2 và 0,2 mol H2O. Mặt khác, cho x mol X tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH 3 , thì có 0,2 mol AgNO3 phản ứng. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…