Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Lập công thức đơn giản nhất, công thức phân tử của metylơgenol.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Lập công thức đơn giản nhất, công thức phân tử của metylơgenol.


Đáp án:

Gọi công thức của o-metylơgenol là CxHyOz (x,y,z nguyên dương)

%O = 100% -(74,16 +7,86)% = 17,98%

⇒ x:y:z = 11:14:2

⇒ Công thức đơn giản nhất là: C11H14O2

⇒ Ta có công thức phân tử là (C11H14O2)n

Ta có: M(C11H14O2)n = 178n = 178 ⇒ n=1

Công thứ phân tử là C11H14O2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho biết 1u = 1,6605.10-27 kg, nguyên tử khối của oxi bằng 15,999u. Hãy tính khối lượng của một nguyên tử oxi bằng bao nhiêu kg?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho biết 1u = 1,6605.10-27 kg, nguyên tử khối của oxi bằng 15,999u. Hãy tính khối lượng của một nguyên tử oxi bằng bao nhiêu kg?


Đáp án:

mO = 15,999 . 1,6605.10-27 = 2,6566.10-26 kg.

Xem đáp án và giải thích
Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp chọn trong khung. Hóa trị, nguyên tử, nguyên tố, nhóm nguyên tử, khả năng liên kết, phân tử. "Hóa trị là con số biểu thị ... của ... nguyên tố này (hay ...) với ... nguyên tố khác. Hóa trị của một ... (hay ...) được xác định theo ... của H chọn là đơn vị và ... của O là hai đơn vị".
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp chọn trong khung.

   Hóa trị, nguyên tử, nguyên tố, nhóm nguyên tử, khả năng liên kết, phân tử.

    "Hóa trị là con số biểu thị ... của ... nguyên tố này (hay ...) với ... nguyên tố khác. Hóa trị của một ... (hay ...) được xác định theo ... của H chọn là đơn vị và ... của O là hai đơn vị".


Đáp án:

Khả năng liên kết; nguyên tử (hay nhóm nguyên tử); nguyên tử; nguyên tố(hay nhóm nguyên tố); hóa trị; hóa trị.

Xem đáp án và giải thích
 Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng: -X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro. -Z và T không phản ứng với dung dịch HCl. -Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X. -T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z. Hãy  sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:

-X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.

-Z và T không phản ứng với dung dịch HCl.

-Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.

-T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z.

Hãy  sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.


Đáp án:

- X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro → X, Y đứng trước Hidro trong dãy hoạt động hóa học.

- Z và T không phản ứng với dung dịch HCl → Z, T đứng sau Hidro trong dãy hoạt động hóa học.

→ X, Y là kim loại mạnh hơn Z, T.

- Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X → Y là kim loại mạnh hơn X.

- T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z → T là kim loại mạnh hơn Z.

→ thứ tự sắp xếp các kim loại (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần) là: Y, X, T, Z

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Tìm chất X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Tìm chất X


Đáp án:

Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y mà este no đơn chức mạch hở ⇒ X và Y có cùng số C; X là ancol, Y là axit

⇒ Este là: CH3COOC2H5 ⇒ X là C2H5OH: Ancol etylic

Xem đáp án và giải thích
Những điều kiện nào để chì tác dụng với: a. không khí. b. axit clohiđric. c. axit nitric.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những điều kiện nào để chì tác dụng với:

a. không khí.

b. axit clohiđric.

c. axit nitric.


Đáp án:

a) Chì tác dụng với O2 cần điều kiện là đốt nóng.

2Pb + O2   --t0--> 2PbO.

b) Chì không tác dụng với HCl ở nhiệt đô thường do PbCl2 kết tủa bao bọc Pb. Nhưng khi đun nóng thì PbCl2 tan nên phản ứng xảy ra.

Pb + 2HCl → PbCl2 tan + H2↑.

c) Chì tác dụng với HNO3 loãng, đặc nóng, không tác dụng với HNO3 đặc nguội

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…