Thủy phân 1kg khoai (chứa 20% tinh bột) trong môi trường axit. Nếu hiệu suất phản ứng 75% thì lượng glucozo thu được là:
Câu A. 155,5g
Câu B. 166,6g Đáp án đúng
Câu C. 222,2g
Câu D. 255,5g
Phương pháp: Bài tập hiệu suất: Với chấ sản phẩm: mthực tế = mlý thuyết. H%, mtinh bột = 1000.20% = 200 g. PT: (C6H10O5)n + nH2O ® nC6H12O6. (g) 162n ------------------------------> 180n; (g) 200 ------------------------------® 222.2; Vì hiệu suất phản ứng là 75% ® m(glucozo thực) = 222,2. 75% = 166.6 g
Câu A. C6H5NH2
Câu B. C2H5OH
Câu C. CH3COOH
Câu D. H2NCH2CH2COOH
Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3 thu được V lít hỗn hợp X gồm(NO và NO2) và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và axit dư. Tỉ khối hơi của X đối vơi hidro bằng 19. Tính thể tích hỗn hợp khí X.
Ta có: M−X = 38 = (30+46)/2
=> nNO = nNO2
Trong 12 gam hỗn hợp có 0,1 mol Fe và 0,1 mol Cu
Fe → Fe3+ + 3e
Cu → Cu2+ + 2e
=>∑nelectron do chất khử cho = 0,5(mol)
NO2 + 3e → NO
(mol) x 3x x
NO3- +1e → NO2
(mol) x x x
Áp dụng định luật bảo toàn electron: 4x = 0,5 => x = 0,125(mol)
Vậy: V = 0,125. 2. 22,4 = 5,6 l
Hãy so sánh phân tử khí oxi nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần so với phân tử nước , phân tử muối ăn và phân tử khí metan (về chất khí này xem bài tập 6).
Phân tử khối của phân tử khí oxi (gồm 2 nguyên tử oxi) bằng 16.2 = 32 đvC
Phân tử khối của phân tử nước (gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O) bằng 2.1 +16 = 18 đvC
Phân tử khối của phân tử muối ăn (gồm 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl) bằng 23 + 35,5 = 58,5 đvC
Phân tử khối của phân tử khí metan (gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H) bằng 12 + 4 = 16 đvC
Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra.
a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên
b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên
c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần.
d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử
a. Zn đẩy dược Co; Pb không đẩy được Co
⇒ Zn có tính khử mạnh nhất
b.Pb2+ có tính oxi hóa mạnh nhất
c. Xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của cation : Zn2+/Zn; Co2+/Co; Pb2+/Pb
d. Các phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử
Zn + Co2+ → Zn2+ + Co
Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb
Co + Pb2+ → Co2+ + Pb
Hỗn hợp X gồm glucozơ và mantozơ. Chia X làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Hoà tan vào nước, lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư được 0,02 mol Ag.
- Phần 2: Đun với dung dịch H2SO4 loãng. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 0,03 mol Ag. Tính số mol của glucozơ và mantozơ trong X?
nglucozơ = a mol, nmantozơ = b mol.
- Phần 1: 1glucozơ → 2Ag, 1mantozơ → 2Ag
nAg = 2 × nglucozơ + 2 × nmantozơ = 2 × a/2 + 2 × b/2 = a + b = 0,02.
- Phần 2: thủy phân mantozơ thu được nglucozơ'' = 2 × nmantozơ = 2 × b/2 = b mol.
∑nglucozơ = nglucozơ'' + nglucozơ ban đầu = b + a/2 mol.
1glucozơ → 2Ag
nAg = 2 × nglucozơ = 2 × (b + a/2) = 0,03.
⇒ nglucozơ = 0,01 mol; nmantozơ = 0,01 mol
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.