Bài toán liên quan tới phản ứng thủy phân hỗn hợp peptit trong dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm dipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp O2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28g. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào :


Đáp án:
  • Câu A. 40

  • Câu B. 50

  • Câu C. 35 Đáp án đúng

  • Câu D. 45

Giải thích:

Đáp án : C Phương pháp: Qui đổi hỗn hợp về thành 1 chất đại diện, bảo toàn khối lượng. Đặt : CT amino axit: CnH2n+1O2N ; x CnH2n+1O2N ---H2O---> hh E ---NaOH---> CnH2nO2NNa; mhh muối = 120,7 gam ; Ta có : 14n + 69 = 120,7 / 0,4 ; => n = 32/11 ; x = 1,1/0,4 = 2,75 ; 2,75 CnH2n+1O2N ---(-1,75H2O)---> C2,75n H5,5n–0,75O3,75N2,75 (E) --+O2---> CO2 + H2O + N2 ; Đặt nE = a (mol) mCO2 + mH2O = 44.2,75an + 9(5,5n – 0,75)a = 78,28 => a = 0,16 mol; mhh E = 0,16.(38,5.32/11 - 0,75 + 16.3,75 + 14.2,75) = 35g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho sơ đồ của phản ứng sau: Al + CuO → Al2O3 + Cu a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng, tùy chọn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ của phản ứng sau:

   Al + CuO → Al2O3 + Cu

   a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

   b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng, tùy chọn.


Đáp án:

 a) Phương trình hóa học:

   2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

   b) Cứ 2 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử CuO.

   Cứ 2 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 1 phân tử Al2O3.

   Cứ 1 phân tử Al2O3 được tạo ra cùng với 3 nguyên tử Cu.

   Cứ 3 phân tử CuO phản ứng tạo ra 3 nguyên tử Cu.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hoá trị không đổi trong mọi hợp chất, M đứng trước hiđro trong dãy điện hoá. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp A là 1 : 2. Cho 13,9 g hỗn hợp A tác dụng với khí Cl2 thì cần dùng 10,08 lít Cl2. Cho 13,9 g hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl thì thu được 7,84 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Xác định kim loại M và % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hoá trị không đổi trong mọi hợp chất, M đứng trước hiđro trong dãy điện hoá. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp A là 1 : 2. Cho 13,9 g hỗn hợp A tác dụng với khí Cl2 thì cần dùng 10,08 lít Cl2. Cho 13,9 g hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl thì thu được 7,84 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Xác định kim loại M và % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.



Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Hãy phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và lấy các ví dụ về cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các đơn chất và tính chất của các hợp chất để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và lấy các ví dụ về cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các đơn chất và tính chất của các hợp chất để minh họa.


Đáp án:

Nội dung định luật: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử".

Ví dụ:

Xét chu kì 3:

Na ( Z = 11) : ls22s22p63s1

Mg ( Z = 12) : ls22s22p63s2

Al ( Z = 13) : ls22s22p63s23p1

Si ( Z = 14) : ls22s22p63s23p2

P ( Z = 15) : ls22s22p63s23p3

S ( Z = 16) : ls22s22p63s23p4

Cl ( Z = 15) : ls22s22p63s23p5

- Sự biến đổi tính chất từ Na đến Cl:

   + Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần

   + Tính bazo của các oxit giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần

   + Tính bazo của các hidroxit giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần.

Xem đáp án và giải thích
X là một α-amino axit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH, cho 14,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, ta thu được 18,15 gam muối X. xác định công thức phân tử của X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là một α-amino axit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH, cho 14,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, ta thu được 18,15 gam muối X. xác định công thức phân tử của X.


Đáp án:

 Gọi công thức phân tử có dạng: NH2-CnH2n-COOH

Dựa vào sự tăng – giảm khối lượng ta có: a = (18,15 - 14,5)/36,5 = 0,1

    MX = 14,5/0,1 = 145 ⇒ n = 6 ⇒ X là: NH2-C6H12-COOH

Xem đáp án và giải thích
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các ung dịch đựng trong các lọ mất nhãn như sau: NaF, NaCl, NaBr, và NaI.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các ung dịch đựng trong các lọ mất nhãn như sau: NaF, NaCl, NaBr, và NaI.


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử trên.Mẫu thử nào trong suốt là NaF. Vì AgF tan tốt.

Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr

AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3

Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI

AgNO3 + NaI → AgI↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…