Lên men m gam glucozơ thu được etanol và khí CO2 (hiệu suất đạt 72%). Hấp thụ hết khí CO2 bằng nước vôi trong thu được 40 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 4,8 gam. Giá trị của m là:
Câu A. 135,0
Câu B. 90,0
Câu C. 100,0 Đáp án đúng
Câu D. 120,0
Khối lượng dung dịch giảm là: mCaCO3 - mCO2 = 4,8; => mCO2 = 40 - 4,8 = 35,2g; => nCO2 = 0,8 mol; nglucozo = (0,5.nCO2) : %H = 5/9 mol; => mglucozo = (5.180) / 9 = 100g.
Yêu cầu như bài 4.4. a) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử natri. b) Nguyên tử cacbon (xem sơ đồ trong bài tập 5, bài 4 – SGK) có số lớp electron như nguyên tử nào. c) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon.
a) Nguyên tử kali có số electron ngoài cùng như nguyên tử natri. (1 e lớp ngoài cùng)
b) Nguyên tử cacbon có số lớp electron như nguyên tử nitơ và nguyên tử neon. (2 lớp e)
c) Nguyên tử sillic có số electron có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon. (4 e lớp ngoài cùng)
Tương tự chất béo, etyl axetat cũng có phản ứng thủy phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm. Hãy viết phương trình hóa học xảy ra khi đung etyl axetat với dung dịch HCl, dung dịch NaOH.
Phản ứng của etyl axtat với dung dịch HCl:
CH3COOC2H5 + H2O --HCl, t0--> CH3COOH + C2H5OH
Phản ứng của etyl axtat với dung dịch NaOH.
CH3COOC2H5 + NaOH ---t0---> CH3COONa + C2H5OH.
Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Al ở dạng bột vào 200ml dd CuSO4 0,525M. Khuấy kỹ hỗn hợp để các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 7,84g chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B. Để hòa tan hoàn toàn chất rắn A cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dd HNO3 2M, biết rằng phản ứng sinh ra sản phẩm khử duy nhất là NO
Chất rắn sau phản ứng gồm 2 kim loại → 2 kim loại đó là Cu và Fe, Al đã phản ứng hết
→ CuSO4 không dư → nCu = 0,105 mol ⇒ m = 6,72 gam → còn 1,12 gam là của Fe .
Phản ứng: Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
nFe = 0,02 mol → nHNO3 = 0,08 mol .
nFe3+ = 0,02 mol
chú ý phản ứng: Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
0,01 mol Cu + 0,02 mol Fe3+ → 0,01 mol Cu2+ và 0,02 mol Fe2+
Để HNO3 cần dùng là tối thiểu thì cần dùng 1 lượng hòa tan vừa đủ 0,105 – 0,01 = 0,095 mol Cu
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Từ đây tính được nHNO3 = 0,095.8/3 = 0,253 mol
→ tổng nHNO3 đã dùng là 0,253 + 0,08 = 0,333 mol
→ VHNO3 = 0,16667 lít = 166,67 ml
Chế hóa 37,8 gam hỗn hợp S; P với lượng dư dd HNO3 đặc khi đun nóng, thu được 147,84 lít khí màu nâu (đktc). % khối lượng P trong hỗn hợp ban đầu?
Câu A.
49,2%
Câu B.
50,8%
Câu C.
64,6%
Câu D.
2,5%
Câu A. 4
Câu B. 3
Câu C. 2
Câu D. 1
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.