Cho vào cốc thủy tinh vài thìa nhỏ tinh thể iot, miệng cốc được đậy bằng mặt kính đồng hồ. Đun nóng cốc trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng quan sát được là gì?
Cho vào cốc thủy tinh vài thìa nhỏ tinh thể iot, miệng cốc được đậy bằng mặt kính đồng hồ. Đun nóng cốc trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng quan sát được là iot chuyển dần thành hơi màu tím.
Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.
Khối lượng thanh đồng tăng là Δm = 171,2 – 140,8 = 30,4 (g)
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
x 2.x(mol) 2x(mol)
Gọi x là số mol Cu phản ứng
Ta có Δm = mAg - mCu = 2. 108x - 64x = 152x
⇒ 152x = 30,4 ⇒ x = 0,2 (mol)
Khối lượng của AgNO3 là mAgNO3 = 0,2. 2. 170 = 68 (g)
Thể tích dung dịch AgNO3 là
Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hóa chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hóa chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?
Câu A. Có hệ thống xử lí chất thải trước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông, hồ, biển.
Câu B. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách có hiệu quả.
Câu C. Thay đổi công nghệ sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch.
Câu D. Xả chất thải trực tiếp ra ngoài không khí, sông và biển lớn.
Ông bà ta xưa nay luôn nhắc nhỡ con cháu câu: “ Nhai kỹ no lâu”. Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và no lâu ?
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt:
Người ta có ta có thể sản xuất amoniac để điều chế urê bằng cách chuyển hóa hữu cơ xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên).
Phản ứng điều chế H2 và CO2: CH4+2H2O → CO2+4H2 (1)
Phản ứng thu N2 (từ không khí) và CO2: CH4+2O3→CO2+2H2O (2)
Phản ứng tổng hợp NH3: N2+3H2 ⇔ 2NH3 (3)
Để sản xuất khí aminiac, nếu lấy 841,7m3 không khí (chứa 21,03% O2, 78,02% N2, còn lại là khí hiếm), thì cần phải lấy bao nhiêu m3 khí metan và bao nhiêu m3 hơi nước để đủ năng lượng N2 và H2 theo tỉ lệ 1: 3 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp ammoniac. Giả thiết các phản ứng (1) và (2) đều xảy ra hoàn toàn và thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn
Thể tích khí O2 và N2 trong 841,7 m3 không khí:
VO2 = [841,7 . 21,03] : 100 = 177,01 m3
VH2 = [841,7 . 78,02] : 100 = 656,69 m3
Từ pt (3) ta có: VH2 = 3.VN2 = 3.656,69 = 1970,08 m3
Từ pt (1) ta có: VCH4 = 1/4 . VH2 = 1979,08/4 = 492,52 m3
VH2O = 1/2 . VH2 = 1979,08/2 = 985,04 m3
Từ pt (2): VCH4 = 1/2 . VO2 = 177,01/2 = 88,5 m3
VH2O tạo thành = VO2 = 177,01 m3
⇒ Tổng VCH4 cần dùng là: 492,52 + 88,5 = 581,02 m3
⇒ Tổng VH2O cần dùng là: 985,04 – 177,01 = 808,039 m3
Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
Câu A. Xenlulozơ
Câu B. Glucozơ
Câu C. Saccarozơ
Câu D. Amilozơ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.