Khi crackinh hoàn toàn có một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y ( các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi crackinh hoàn toàn có một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y ( các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là gì?


Đáp án:

MY = 12.2 = 24

BTKL: mX = mY → nX.MX = nY.MY → nX.MX = (3nX).MY

→ MX = 3MY = 3.24 = 72 (C5H12)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư dung dịch H2SO4 (đặc, nguội), thu được 6,72 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 23,0

  • Câu B. 21,0

  • Câu C. 24,6

  • Câu D. 30,2

Xem đáp án và giải thích
Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime?


Đáp án:

Chỉ có 1 este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime là metyl metacrylat:

CH2=C(CH3)-COOCH3 —> (-CH2-C(CH3(COOCH3)-)n.

Các este còn lại không có C=C nên không tham gia phản ứng trùng hợp.

Xem đáp án và giải thích
Bằng Phương pháp hóa học, hãy phân biệt dung dịch HNO3 và dung dịch H3PO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng Phương pháp hóa học, hãy phân biệt dung dịch HNO3 và dung dịch H3PO4


Đáp án:

Cách 1. Trung hòa hai axit bằng dung dịch NaOH, sau đó dùng dung dịch AgNO3 nhận biết ion PO43- vì tạo kết tủa màu vàng.

3Ag++PO43- → Ag3PO4

Cách 2. Cho bột Cu tác dụng với từng axit H3PO4 không tác dụng với Cu, chỉ có HNO3 tác dụng với Cu sinh ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí hoặc khí màu nâu.

3Cu + 8HNO3loãng→3Cu(NO3)2 +2NO↑+4H2O

Cu + 4HNO3đặc→Cu(NO3)2+2NO2↑+2H2O

Xem đáp án và giải thích
Điền Đ (đúng) hoặc S ( sai) vào ô vuông bên cạnh các câu sau : a) Anđehit vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. b) Anđehit là hợp chất lưỡng tính. c) Khi tác dụng với hiđro có xúc tác Ni, anđehit chuyển thành ancol bậc I. d) Axit axetic tác dụng được với dung dịch bazơ, oxit bazơ, muối cacbonat và kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. e) Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II thu được xeton. f) Trong công nghiệp, axeton được tổng hợp từ cumen.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Điền Đ (đúng) hoặc S ( sai) vào ô vuông bên cạnh các câu sau :

a) Anđehit vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.

b) Anđehit là hợp chất lưỡng tính.

c) Khi tác dụng với hiđro có xúc tác Ni, anđehit chuyển thành ancol bậc I.

d) Axit axetic tác dụng được với dung dịch bazơ, oxit bazơ, muối cacbonat và kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

e) Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II thu được xeton.

f) Trong công nghiệp, axeton được tổng hợp từ cumen.


Đáp án:

a) Đ

b) S

c) Đ

d) Đ

e) Đ

f) Đ

Xem đáp án và giải thích
Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng nguyên tử cacbon trong phân tử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng nguyên tử cacbon trong phân tử?


Đáp án:

Do amin có khả năng tạo liên kết hidro khá mạnh với nước nên dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cũng nguyên tử cacbon trong phân tử.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…