Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất sau: axit axetic, vinyl axetat, stiren, isoamyl axetat.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất sau: axit axetic, vinyl axetat, stiren, isoamyl axetat.



Đáp án:

Dùng nuớc: axit axetic tan; 3 chất không tan cho tác dụng với nước brom: isoamyl axetat không phản ứng; cho 2 chất còn lại tác dụng với dung dịch kiềm: vinyl axetat bị thuỷ phân nên tan dần, stiren không phản ứng (không thay đổi).


Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A. b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val

a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A.

b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.


Đáp án:

a. Xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A

- Pentapeptit A gồm Gly, Ala, Val

- Thủy phân không hoàn toàn A thu được 2 đipeptit Ala-Gly và Gly-Ala và một tripeptit Gly-Gly-Val

Từ các dữ kiện trên suy ra vị trí của Ala là thứ 2 sau Gly và Val đứng ở cuối: Gly-Ala-Gly-Gly-Val

b. Amino axit đầu N là Gly; Amino axit đầu C là Val

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.


Đáp án:

* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn

* Về monome:

- Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.

- Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.

Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.

Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.

Xem đáp án và giải thích
Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit, nhận thấy có hai chất bột được sinh ra: bột A màu trắng và bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, nhưng cháy được trong không khí, sinh ra khí D làm mất màu dung dịch kali pemanganat. a) Hãy cho biết tên các chất A, B, D và giải thích. b) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit, nhận thấy có hai chất bột được sinh ra: bột A màu trắng và bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, nhưng cháy được trong không khí, sinh ra khí D làm mất màu dung dịch kali pemanganat.

a) Hãy cho biết tên các chất A, B, D và giải thích.

b) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.


Đáp án:

a) Tên các chất A, B, D: Chất A: MgO; chất B: S; chất D: SO2

b) Các phản ứng:

2Mg  + O2  --t0--> 2MgO

2Mg + SO2  --t0--> 2MgO + S

S + O2 --t0--> SO2

Xem đáp án và giải thích
Bài toán vô cơ tổng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là:


Đáp án:
  • Câu A. 25,5%

  • Câu B. 18,5%

  • Câu C. 20,5%

  • Câu D. 22,5%

Xem đáp án và giải thích
Lý thuyết về tính axit, bazơ của các hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là:


Đáp án:
  • Câu A. NH3

  • Câu B. H2N-CH2-COOH

  • Câu C. CH3COOH

  • Câu D. CH3NH2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…