Cho m gam Fe vào dung dịch AgNO3 được hỗn hợp X gồm 2 kim loại. Chia X làm 2 phần. - Phần 1: có khối lượng m1 gam, cho tác dụng với dung dịch HCl dư, được 0,1 mol khí H2. - Phần 2: có khối lượng m2 gam, cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, được 0,4 mol khí NO. Biết m2 – m1 = 32,8. Giá trị của m bằng:
Câu A. 1,74 gam hoặc 6,33 gam
Câu B. 33,6 gam hoặc 47,1 gam Đáp án đúng
Câu C. 17,4 gam hoặc 63,3 gam
Câu D. 3,36 gam hoặc 4,71 gam
HD : Phần 1 : nFe = 0,1 mol , nAg = a mol Phần 2 : nFe = 0,1n mol và nAg = a.n mol ; Ta có : m2 – m1 = 5,6n + 108a.n – 5,6 – 108.a = 32,8 => 5,6.n + 108.a.n – 108 a = 38,4 Mặt khác: Bảo toàn electron ta có 0,3.n + a.n = 1,2 n = 3 hoặc n = 108/67 - Khi n = 3 =>a = 0,1 => Trong X : nFe = 0,4 mol và nAg = 0,4 mol => nFe bđ = 0,4 + 0,2 = 0,6 mol => mFe = 33,6 gam - Khi n = 108/67 => a = 4/9 => Trong X : Fe ( 35/134 mol) , Ag ( 700/603) => Fe(bđ) = 1015/1206 mol => mFe(bđt) = 47,131 gam; * Hướng tư duy 2: Gọi a, b là số mol Fe phản ứng và Fe dư Fe + 2 AgNO3 --> Fe(NO3)2 + 2 Ag a---------2a-------------a----------2a ==> rắn X gồm Fe dư b mol và 2a mol Ag Phần 1: trong m1 gam có: mol Fe = mol H2 = 0.1; Gọi x là mol Ag Phần 2: trong m2 gam: mol Fe = 0,1*k và mol Ag = x*k trong hh X có: mol Fe dư = b = 0,1*(k+1) và mol Ag = 2a = x*(k+1) ==> a = 0,5x(k+1) Mol Fe dung ban đầu = mol Fe phản ứng + mol Fe dư = a + b = 0,5x(k+1) + 0,1*(k+1) = (k+1)(0.1 + 0,5x) ===> m = 56*(a+b) = 56*(k+1)(0.1+ 0,5x) (*) Fe - 3e --> Fe3+ 0,1k---0,3k Ag - e --> Ag+ kx---kx N5+ + 3e --> NO --------1,2------0,4 Bảo toàn số mol e: 0,3k + kx = 1,2 ==> k*(0,3 + x) = 1,2 (1) m2 - m1 = (k - 1)*m1 = (k - 1)(5.6 + 108x) = 32.8 (2) Từ (1), (2), khử k := 108x2 – 58,8x + 4,8 = 0 ===> x1 = 0,4444 và x2 = 0,1 Nếu x = 0,1 ==> k = 3, từ (*) ==> m = 33,6 Nếu b = 0,4444 ==> k = 1,612 ==> m = 47,12 ==> câu B
Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Giải thích.
Dẫn khí clo vào nước, vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hóa học, vì:
– Có tạo thành chất mới là HCl và HClO.
– Có khí clo tan trong nước.
Cl2 (k) + H2O (1) ↔ HCl(dd) + HClO(dd).
Amino axit nào sau đây có hai nhóm amino?
Câu A. Lysin
Câu B. Valin
Câu C. Axit glutamic
Câu D. Alanin
Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang nàu nào?
Nêu những tính chất hóa học đặc trưng của nito và dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa
Tính chất hóa học của N2: N2 thể hiện tính khử và tính oxi hóa
Nito thể hiện tính khử:
N2 + O2 <---tia lửa điện---> 2NO
Nito thể hiện tính oxi hóa
N2 + 3H2 <---t0, p, xt---> 2NH3
Từ Al2O3 và các dung dịch KOH, H2SO4, viết phương trình hoá học của các phản ứng dùng để điều chế phèn chua.
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
Cô cạn dung dịch được tinh thể K2SO4 khan
Al2O3 + 3H2SO4 → A12(SO4)3 + 3H2O
Cô cạn dung dịch thu được tinh thể Al2(SO4)3.18H2O
- Hoà tan 1 mol K2SO4 vào nước cất.
- Hoà tan 1 mol Al2(SO4)3.18H2O vào cốc nước cất khác.
- Đun nóng cả hai dung dịch, trộn 2 dung dịch với nhau rồi khuấy mạnh, sau đó để nguội, một thời gian thấy dung dịch bị vẩn đục, các tinh thể K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O sẽ tách ra.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.