Câu A. 6,0 Đáp án đúng
Câu B. 7,2
Câu C. 4,8
Câu D. 5,5
Hướng dẫn: Theo định nghĩa: chỉ số axit của chất béo là số miligam KOH cần dùng để trung hòa hết các axit béo tự do có trong 1 gam chất béo. Ta có: mKOH = 0,015 x 0,1 x 56000 = 84 (mg) ⇒ Chỉ số axit là: 84/14 = 6
Câu A. Gly-Ala
Câu B. Glyxin.
Câu C. Metylamin.
Câu D. Metyl fomat.
Biết 5 gam hỗn hợp 2 muối là Na2C03 và NaCl tác dựng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl, thu được 448 ml khí (đktc).
a) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2(1)
nkhi = nCO2 = 0,448/22,4 = 0,02 mol; nHCl = 0,02.2/1 = 0,04 mol
a) CM = n/V = 0,04/0,02 = 2M
b) nNaCl(1) = 0,02.2/1 = 0,04 (mol) → mNaCl(1) = 0,04 x 58,5 = 2,34g
c) nNa2CO3 = 0,02.1/1 = 0,02 (mol) → mNa2CO3 = 0,02 x 106 = 2,12g
%mNa2CO3 = (2,12/5).100% = 42,4%
%mNaCl = 100% - 42,4% = 57,6%
Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)
Tại catot: Cu2+: a mol; Na+: b mol;
Cu2+ (a) + 2e (2a) → Cu
Hết Cu2+: 2H2O + 2e → 2OH- + H2
Tại anot: Cl-: b mol; SO2−4: a mol; H2O
2Cl- (b) → Cl2 + 2e (b)
Hết Cl-: 2H2O − 4e → 4H+ + O2
Vì dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng chứng tỏ ở catot Cu2+ hết trước Cl- ở anot, còn ở anot Cl- vẫn điện phân ⇒ 2a < b
Oxi hóa hoàn toàn 1,5 gam hợp chất hữu cơ X, thu được 0,224 lít N2 và 0,896 lít CO2 (các khí đều đo ở đktc) và 0,9 gam H2O. Khối lượng nguyên tố oxi trong 1,5 gam X là bao nhiêu gam?
nN = 2nN2 = 0,02 ⇒ mN = 0,28
nC = nCO2 = 0,04 ⇒ mC = 0,48
nH = 2nH2O = 0,1 ⇒ mH = 0,1
⇒ mO = 1,5 – mN – mC – mH = 0,64 gam
Cho 10 lít H2 và 6,72 lít Cl2 (điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng với nhau rồi hòa tan sản phẩm vào 385,4 gam nước ta thu được dung dịch A. Lấy 50 gam dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 7,175 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2.
Số mol Cl2 và H2 trước phản ứng:
nCl2 = 0,3 mol
nH2 = 0,45 mol
H2 + Cl2 --> 2HCl (1)
Trước pu: 0,45 0,3 0
Phản ứng: 0,3 0,6
HCl + AgNO3 ---> AgCl + HNO3 (2)
0,05 0,05
Trên mặt lí thuyết số mol HCl tạo ra được tính dựa trên chất phản ứng hết là Cl2
Theo pt (1) ⇒ nHCl = 2. nCl2 = 2.0,3 = 0,6 mol
Khối lượng dung dịch HCl thu được: mdung dịch = 385,4 + 0,6.36,5 = 407,3 (g).
Số mol HCl có trong 50 gam dung dịch theo lí thuyết: (0,6. 50)/407,3 = 0,074 (mol).
Số mol HCl thực tế có trong 50 gam dung dịch được tính từ phương trình phản ứng (2) là: nHCl = nAgCl = 0,05 mol.
Hiệu suất phản ứng: H% = (0,05/0,074).100% = 67,56%.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.