Cấu hình electron ở trạng thái kích thích của S khi tạo SO2 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cấu hình electron ở trạng thái kích thích của S khi tạo SO2 là gì?


Đáp án:

Khi tạo SO2, S ở trạng thái kích thích, 1 e của phân lớp 3p được chuyển lên phân lớp 3d tạo ra 4e độc thân

Vậy cấu hình e ở trạng thái kích thích của S là: 1s22s22p63s23p33d1

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm các chất: muối ăn và cát.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm các chất: muối ăn và cát.


Đáp án:

Hoà tan hỗn hợp trên vào nước. Đổ hỗn hợp qua giấy lọc ta thu được nước muối riêng còn cát ở trên giấy. Sau đó cô cạn hỗn hợp nước muối, nước bốc hơi sẽ thu được muối ăn khan.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về danh pháp của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hợp chất hữu cơ X có công thức: H2N–CH2–COOH. X có tên gọi là


Đáp án:
  • Câu A. Glyxin

  • Câu B. Lysin.

  • Câu C. Valin.

  • Câu D. Alanin.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn l0g hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn l0g hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là:


Đáp án:
  • Câu A. 35%

  • Câu B. 50%

  • Câu C. 48%

  • Câu D. 54%

Xem đáp án và giải thích
Phân tích một mẫu hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là sắt và oxi. Kết quả cho thấy cứ 7 phần khối lượng sắt có tương ứng với 3 phần khối lượng oxi. a)Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất. b) Xác định hóa trị của sắt trong hợp chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tích một mẫu hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là sắt và oxi. Kết quả cho thấy cứ 7 phần khối lượng sắt có tương ứng với 3 phần khối lượng oxi.

   a) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.

   b) Xác định hóa trị của sắt trong hợp chất.


Đáp án:

 a) Công thức chung của hợp chất FexOy.

   Theo đề bài ta có: mFe/mO = 7/3 <=> 56x/16y = 7/3 <=> x/y = 2/3 => x = 2; y = 3

Vậy CTHH của hợp chất là Fe2O3.

   Phân tử khối là: 56.2 + 16.3 = 160 (đvC)

   b) Hợp chất Fe2O3. Gọi hóa trị của Fe là x

   Theo quy tắc hóa trị ta có: x. 2 = 3.II ⇒ x = III

Xem đáp án và giải thích
Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO- Độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào? a) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl. b) Khi pha loãng dung dịch. c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-

Độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào?

a) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl.

b) Khi pha loãng dung dịch.

c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH.


Đáp án:

Xét cân bằng: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-

a) Khi thêm HCl nồng độ [H+] tăng ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch tạo CH3COOH ⇒ số mol H+ và CH3COO- điện li ra ít ⇒ α giảm.

b) Khi pha loãng dung dịch, các ion dương và ion âm ở cách xa nhau hơn ít có điều kiện để va chạm vào nhau để tạo lại phân tử ⇒ α tăng.

                                         α = căn bậc 2 của [KA/C]

Như vậy, V tăng ⇒ C = n/V giảm và KA không đổi

⇒ KA/C tăng ⇒ α tăng.

c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH, ion OH- điện li ra từ NaOH sẽ lấy H+ :

H+ + OH- → H2O, làm nồng độ H+ gảm ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận ⇒ số mol H+ và CH3COO- điện li ra nhiều ⇒ α tăng.

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…