Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
Câu A. 17,28.
Câu B. 21,60. Đáp án đúng
Câu C. 19,44.
Câu D. 8,90.
Phương pháp : -Bảo toàn e -Kim loại phản ứng với HNO3 tạo sản phẩm khử thì áp dụng : Công thức : ne = nNO2 + 3nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3 Có : MX = 36g , nX = 0,24 mol => nN2 = nN2O = 0,12 mol Al sẽ chuyển hết thành Al(NO3)3 => nAl(NO3)3 = nAl = m/27 (mol) => mAl(NO3)3 = 7,89m < 8m => có NH4NO3 => nNH4NO3 = m/720 (mol) Bảo toàn e : 3nAl = 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3 => 3.m/27 = 8.0,12 + 10.0,12 + 8.m/720 => m = 21,6g Đáp án B
Khi cho 0,6g một kim lại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.
Gọi kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại là M, kim loại M có 2 electron lớp ngoài cùng nên có hóa trị II.
M + 2H2O → M(OH)2 + H2.
nH2 = 0,336 : 22,4 = 0,015 mol.
nM = 0,015.
M = m/n = 0,6/0,015 = 40
Suy ra nguyên tử khối là 40u.
Vậy nguyên tố kim loại là Ca.
Câu A. Poli Isopren
Câu B. Poli vinyl clorua
Câu C. Poli buta- 1,3- đien
Câu D. poli propen
Hãy dùng một hóa chất để nhận biết 5 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng các dung dịch sau:
K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)2, FeCl3
Trích mẫu thử, đánh số thứ tự từ 1 đến 5, sau đó nhỏ dd NaOH vào 5 mẫu thử.
Trường hợp xuất hiện khí mùi khai bay ra thì chất ban đầu là (NH4)2SO4
2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng, chất ban đầu là MgSO4:
MgSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Mg(OH)2
Trường hợp xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần trong dung dịch kiềm dư thì chất ban đầu là Al2(SO4)3
6NaOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Trường hợp xuất hiện kết tủa nâu đỏ, chất ban đầu là FeCl3:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
Trường hợp không có hiện tượng gì xảy ra là K2CO3.
Chỉ dùng thêm Cu và một muối tuỳ ý hãy nhận biết các hoá chất bị mất nhãn trong các lọ đựng từng chất sau: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4.
TH1: Nếu H2SO4 đặc:
Thì Cu tác dụng với HNO3, H2SO4 (Nhóm 1)
Không tác dụng HCl, H3PO4 (Nhóm 2)
Ta dùng muối Ba(NO3)2
Cho vào nhóm 1 có kết tủa BaSO4 nhận biết được H2SO4, còn HNO3 không có hiện tượng đặc biệt
Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + NO2 + H2O
Cho vào nhóm 2: có kết tủa Ba3(PO4)2. nhận biết H3PO4.
còn HCl không có hiện tượng gì đặc biệt:
Phương trình: H3PO4 + Ba(NO3)2 → Ba3(PO4)2 + NO2 + H2O
TH2: Nếu H2SO4 loãng:
Nhóm 1: không tác dụng với Cu: HCl, H3PO4, H2SO4
Nhóm 2: HNO3 tác dụng tạo khí → nhận biết được HNO3
Cũng dùng Ba(NO3)2
Cho vào nhóm 1
Có kết tủa Ba3(PO4)2 và BaSO4
Không có hiện tượng đặc biệt là HCl → nhận biết được HCl
Còn hai kết tủa, ta dùngHCl vừa nhận ra cho vào hai kết tủa, kết tủa nào tan là Ba3(PO4)2 → Nhận biết được H3PO4, còn kết tủa nào không tan là BaSO4 → nhận biết được H2SO4
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim loại Na, Mg, Ca, Fe và các ion của chúng Na+, Mg2+, Ca2+, Fe2+,Fe3+
Na(Z = 11) : 1s22s22p63s1
Mg(Z = 12) : 1s22s22p63s2
Ca(Z = 20) : 1s22s22p63s23p64s2
Fe(Z = 26) : 1s22s22p63s23p63d64s2
Na+(Z = 11) : 1s22s22p6
Mg2+ (Z = 12) : 1s22s22p6
Ca2+ (Z = 20) : 1s22s22p63s23p6
Fe2+ (Z = 26) : 1s22s22p63s23p63d6
Fe3+ (Z = 26) : 1s22s22p63s23p63d5
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.