Hệ cân bằng sau xảy ra trong một bình kín:
CaCO3 (r) → CaO(r) + CO2 (k), ΔH > 0
Điều gì xảy ra nếu thực hiện một trong những biến đổi sau?
a) Tăng dung dịch của bình phản ứng.
b) Thêm CaCO3 vào bình phản ứng.
c) Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng.
d) Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng.
e) Tăng nhiệt độ.
Điều sẽ xảy ra nếu:
a)Tăng dung tích của bình phản ứng lên ⇒ áp suất giảm ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều làm tăng áp suất (tăng số mol phân tử khí) ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
b)Thêm CaCO3 vào bình phản ứng: cân bằng không chuyển dịch do chất rắn không làm ảnh hưởng tới cân bằng.
c)Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng: cân bằng không chuyển dịch do chất rắn không làm ảnh hưởng tới cân bằng.
d)Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng: NaOH phản ứng với CO2 ⇒ lượng CO2 giảm ⇒cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng lượng CO2 ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
e)Tăng nhiệt độ: cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:
a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa.
b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
a) Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử:
Mẫu thử không có hiện tượng gì là NH2-CH2-COOH.
Hai mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là CH3NH2 và và CH3COONa
Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc, mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH3NH2, còn lại là CH3COONa.
CH3NH2 + HOH ⇄ CH3NH3+ + OH-
CH3COO- + HOH ⇄ CH3COOH + OH-
b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
- Cho nước brom vào các mẫu thử:
+ Xuất hiện kết tủa trắng là của C6H5NH2.
PT: C6H5NH2 + Br2 → C6H2(NH2)Br3 + 3HBr
+ Mất màu dung dịch Br2 là CH3-CHO.
CH3-CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr
- Dùng Cu(OH)2 cho vào 2 mẫu thử còn lại
+ nhận biết được glixerol vì tạo dung dịch xanh lam đặc trưng.
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O
+ Còn lại là: CH3-CH(NH2)-COOH
Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4.
a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra?
b. Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng?
c. Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được sau phản ứng?
a. Phương trình phản ứng:
4P + 5O2 → 2P2O5 (1)
P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O (2)
b.
Theo pt: nNaOH = 4. nP2O5 = 4. 0,1 = 0,4 mol
Khối lượng NaOH = 0,4. 40 = 16 g
Khối lượng dung dịch NaOH = [16.100]/32 = 50g
c. Theo pt: nNa2HPO4 = 2.nP2O5 = 0,1. 2 = 0,2 mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
Khối lượng dung dịch sau phản ứng = khối lượng các chất tham gia phản ứng = mNaOH + mP2O5 = 50 + 0,1.142 = 64,2
Nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là sai?
Câu A. Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất.
Câu B. Nước giải khát được nén khí CO2 ở áp suất cao hơn có độ chua (độ axit) lớn hơn.
Câu C. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
Câu D. Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí.
Tính chất hóa học của xesi
- Cezi là kim loại kiềm có tính khử rất mạnh, chỉ sau franxi.
Cs → Cs+ + 1e
a. Tác dụng với phi kim
- Tác dụng trực tiếp với hầu hết các phi kim (trừ nitơ).
2Cs + H2 → 2CsH.
Cs + O2 (kk) → CsO2.
b. Tác dụng với nước
- Phản ứng mãnh liệt và bốc cháy
2Cs + 2H2O → 2CsOH + H2.
Hãy so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom viết phương trình hóa học minh hoạ.
a. Giống nhau: Đều là các kim loại có tính khử mạnh nhưng do có lớp oxit mỏng bền bao phủ nên cả hai kim loại bền vững trong không khí, nước và đều thụ động trong dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
2Al +6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Al và Cr đều bị thụ động hóa bởi H2SO4 và HNO3 đặc nguội.
b. Khác nhau:
- Al có tính khử mạnh hơn Cr:
2Al + Cr2O3 --t0--> 2Cr + Al2O3
- Crom có các số oxi hóa +2, +3, +6.
- Al chỉ có số oxi hóa +3.
- Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.