Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozo → X → Y→ CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
Câu A. CH3CHO và CH3CH2OH
Câu B. CH3CH2OH và CH3CHO Đáp án đúng
Câu C. CH3CH2OH và CH2=CH2
Câu D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO
Sơ đồ hoàn chỉnh: glucozo → CH3CH2OH → CH3CHO → CH3COOH Các phương trình phản ứng: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2; C2H5OH + CuO (t oC) → CH3CHO + Cu + H2O; CH3CHO + [O] (t oC) → CH3COOH; → B
Hòa tan 7g hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy trong bình phản ứng còn 1,5g chất rắn và thu được 4,48 lít H2 (đktc). Tính % về khối lượng mỗi kim loại ?
Ta có: nH2 = 0,2 mol
1,5g chất rắn còn lại trong bình là khối lượng Cu vì Cu không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.
⇒%mCu = (1,5/7).100% = 21,43%
⇒mFe và Al = mhh – mCu = 7 -1,5 = 5,5g
Đặt: nAl = x mol
nFe = y mol
⇒ Ta có phương trình khối lượng: 27x + 56y = 5,5 (1)
Phương trình phản ứng hóa học:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
x 1,5x
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
y y mol
Ta có: nH2= 1,5x + y = 0,2 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: 27x + 56y = 5,5 & 1,5x + y = 0,2
⇒%mAl = ((0,1.27)/7).100% = 38,57%
⇒%mFe = 100% – 38,57% – 21,43% = 40%
Vì sao nhôm lại được sử dụng làm dây dẫn điện cao thế? Còn đồng lại được sử dụng làm dây dẫn điện trong nhà?
Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng của nhôm là 2,70g/cm3) nhẹ hơn đồng (khối lượng riêng của đồng là 8,96g/cm3) Do đó, nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm.Vì vậy ở trong nhà thì ta dùng dây đẫn điện bằng đồng.
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.
a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxi sắt từ?
b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2.
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
3Fe + 2O2 → Fe3O4.
nFe3O4 = 0,01 mol.
nFe = 3.nFe3O4 = 0,01 .3 = 0,03 mol.
nO2 = 2.nFe3O4 = 0,01 .2 = 0,02 mol.
mFe = 0,03.56 = 1,68g.
mO2 = 0,02.32 = 0,64g.
b) Phương trình phản ứng nhiệt phân KMnO4:
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
nKMnO4 = 2.nO2 = 0,02.2 = 0,04 mol.
mKMnO4 = 0,04 .158 = 6,32g.
Câu A. [Ar]3d9 và [Kr]5s1
Câu B. [Ar]3d9 và [Ar]3d10 4s2 4p5
Câu C. [Ar]3d7 4s2 và [Ar]3d10 4s2 4p5
Câu D. [Ar]3d7 4s2 và [Kr]5s1
Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là
Câu A. 4
Câu B. 3
Câu C. 2
Câu D. 1
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.