Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây: Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây:

Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3.


Đáp án:

Công thức hóa học của các bazơ tương ứng với các oxit là:

NaOH tương ứng với Na2O.

LiOH tương ứng với Li2O.

Cu(OH)2 tương ứng với CuO.

Fe(OH)2 tương ứng với FeO.

Ba(OH)2 tương ứng với BaO.

Al(OH)3 tương ứng với Al2O3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy kể tên hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể tên hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.


Đáp án:

Giống nhau: đều là chất lỏng, trong suốt, không màu

Khác nhau:

- Nước cất là chất tinh khiết

- Nước khoáng là hỗn hợp có lẫn nhiều chất tan.

Xem đáp án và giải thích
a) Dùng phản ứng hóa học để tách cation Ca2+ ra khỏi dung dịch chưa NaNO3 và Ca(NO3)2. b) Dùng phản ứng hóa học để tách anion Br- ra khỏi dung dịch chứa KBr và KNO3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Dùng phản ứng hóa học để tách cation Ca2+ ra khỏi dung dịch chưa NaNO3 và Ca(NO3)2.

b) Dùng phản ứng hóa học để tách anion Br- ra khỏi dung dịch chứa KBr và KNO3.


Đáp án:

Khác với nhận biết tách chất phải có bước tái tạo (hoàn trả lại sản phẩm ban đầu và thông thường phải đảm bảo khối lượng không đổi của các chất trước và sau khi tách).

a) Tách Ca2+ khỏi dung dịch có chứa Na+, Ca2+.

 

Cho dung dịch tác dụng với một lượng dư dung dịch Na2CO3 lọc thu kết tủa.

Ca2+ + CO32- → CaCO3

Hòa tan kết tủa trong dung dịch HNO3 thu được Ca2+

CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2↑ + H2O

b) Tách Br- khỏi dung dịch có chứa Br-, NO3-.

Cho dung dịch tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3, lọc thu kết tủa.

Ag+ +Br- → AgBr↓

Phân hủy AgBr ngoài ánh sáng, thu Br2. Cho Br2 tác dụng với Na thu được Br-.

2AgBr (as)→ 2Ag + Br2

2Na + Br2 → 2NaBr

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
- Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là


Đáp án:

nNaOH = 2Glu + nHCl = 0,65 mol

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 1,2g kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 (đktc). Giả thiết phản ứng chỉ tạo ra khí N2. Xác định kim loại X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 1,2g kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N(đktc). Giả thiết phản ứng chỉ tạo ra khí N2. Xác định kim loại X?


Đáp án:

nN2O = V/22,4= 0,01 mol

2N+5  + 10e  →  N2O

              0,1          0,01

X0 →X+n + ne

0,1/n        0,1

=> X = 1,2n/0,1=12n

Chọn n = 2 => X = Mg

Xem đáp án và giải thích
Cho 28,8 gam Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HNO3. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí X gồm N2, N2O có số mol lần lượt là 0,1 và 0,15 mol. Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 28,8 gam Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HNO3. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí X gồm N2, N2O có số mol lần lượt là 0,1 và 0,15 mol. Giá trị của a là


Đáp án:

Giải

ta có : nMg = 28,8 : 24 = 1,2 mol

BTNT Mg => nMg(NO3)2 = 1,2 mol

Kiểm tra có NH4NO3? Ta có 2nMg = 10nN2 + 8nN2O

→ 2.1,2 = 10.0,1 + 8.0,15 vô lí => tạo NH4NO3

2nMg = 10nN2 + 8nN2O + 8nNH4NO3

→ nNH4NO3 = (2.1,2 – 10.0,1 – 8.0,15) : 8 = 0,025 mol

BTNT N => n HNO3 = 2nMg(NO3)2 + 2nNH4NO3 + 2nN2 + 2nN2O

= 2.1,2 + 2.0,025 + 2.0,1 + 2.0,15 = 2,95 mol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…