Amophot là hỗn hợp các muối nào?
Amophot là hỗn hợp các muối: (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.
Tính chất của lipit được liệt kê như sau: (1) Chất lỏng; (2) Chất rắn; (3) Nhẹ hơn nước; (4) Tan trong nước; (5) Tan trong xăng; (6) Dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm hoặc axit; (7) Tác dụng với kim loại kiềm giải phóng H2; (8) Dễ cộng H2 vào gốc axit; Số tính chất đúng với mọi loại lipit là
Câu A. 4
Câu B. 3
Câu C. 1
Câu D. 2
Bổ túc và hoàn thành phương trình phản ứng:
A → B + CO2
B + H2O → C
C + CO2 → A + H2O
A + H2O + CO2 → D
D A + H2O + CO2
A: CaCO3
B: CaO
C: Ca(OH)2
D: Ca(HCO3)2
Phương trình phản ứng hóa học:
CaCO3 CaO + CO2
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
CaCO3+ H2O + CO2 → Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 →to CaCO3 + H2O + CO2
Người ta dùng 200 tấn quặng hematit hàm lượng Fe203 là 30% để luyện gang. Loại gang này chứa 95% Fe. Tính lượng gang thu được, biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 96%.
Khối lượng Fe203 trong quặng : 200 x 30/100 = 60 tấn
Khối lượng Fe203 tham gia phản ứng : 60x96/100 = 57,6 tấn
Phương trình của phản ứng luyện gang :
Fe203 + 3CO → 2Fe + 3C02
mFe = x gam
Theo phương trình ta có: Cứ 160g Fe2O3 thì tạo ra 112g Fe
⇒ Khối lượng của Fe2O3 = 57,6
⇒ x = 57,6x112/160 = 40,32 tấn
Lượng sắt này hoà tan một số phụ gia (C, Si, P, S...) tạo ra gang. Khối lượng sắt chiếm 95% gang. Vậy khối lượng gang là : 40,32x100/95 = 42,442 tấn
Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC) 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường 3,59 gam muối ăn.
a) Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước.
b) Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5gam muối ăn vào 10 gam nước (nhiệt độ phòng thí nghiệm).
a) Hòa tan 15g đường (khối lượng đường nhỏ hơn 20g) trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm được dung dịch đường chưa bão hòa.
Hòa tan 2g muối ăn (khối lượng muối ăn nhỏ hơn 3,59g) trong 10g nước ở nhiệt độ phòng thì nghiệm được dung dịch muối ăn NaCl chưa bão hòa.
b) Khuấy 25g đường vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm được dung dịch đường bão hòa còn lại 25 - 20 = 5g đường không tan dưới đáy cốc ( do 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20g đường)
Nếu khuấy 3,5g NaCl vào 10g nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm thì toàn bộ lượng muối sẽ tan hết, được dung dịch NaCl chưa bão hòa.(do 10g nước hòa tan được 3,59 g muối ăn).
Sau phản ứng của CuO với H2 thì có hiện tượng gì?
Phương trình hóa học: H2 + CuO --t0--> Cu + H2O
Chất rắn ban đầu là CuO có màu đen, sau phản ứng chuyển thành Cu có màu đỏ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.