Thủy phân 102,6 gam saccarozơ với hiệu suất 80%, thu được m gam glucozơ. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân 102,6 gam saccarozơ với hiệu suất 80%, thu được m gam glucozơ. Giá trị của m là


Đáp án:

1 Saccarozo → 1Glucozo + 1 Fructozo

0,3 mol 0,3 mol

=> m = 0,3.80% .180 = 43,2gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lợi ích và tác hại của mỗi phản ứng? a) Đốt than trong lò: C + O2 → CO2. b) Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2. c) Nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2. d) Sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lợi ích và tác hại của mỗi phản ứng?

a) Đốt than trong lò: C + O2 → CO2.

b) Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim.

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.

c) Nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2.

d) Sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.


Đáp án:

Những phản ứng oxi hóa – khử là a), b) ,d).

Phản ứng a) Lợi: sinh ra nhiệt năng để sản xuất phục vụ đời sống. Tác hại: sinh ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường.

Phản ứng b) Lợi: luyện quặng sắt thành gang điều chế sắt. Tác hại: sinh ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường.

Phản ứng d) Tác hại: Làm sắt bị gỉ, làm hư hại các công trình xây dựng, các dụng cụ và đồ dùng bằng sắt.

Xem đáp án và giải thích
Cho 200 ml dung dịch glucozo phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam bạc. Tính nồng độ mol của glucozo đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 200 ml dung dịch glucozo phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam bạc. Tính nồng độ mol của glucozo đã dùng.


Đáp án:

nAg = 10,8/108 = 0,1 mol

Glucozo     ----------> 2Ag

Theo phương trình : nglucozơ = 1/2 . nAg = 0,05 mol

→ CM glucozo = 0,05/0,2 = 0,25 M

Xem đáp án và giải thích
Xác định chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau :

(1) C4H6O2 (M) + NaOH to (A) + (B)

(2) (B) + AgNO3 + NH3 +H2O to (F)↓ + Ag + NH4NO3

(3) (F) + NaOH to (A)↑ + NH3 + H2O Chất M là:


Đáp án:
  • Câu A. HCOO(CH2)=CH2

  • Câu B. CH3COOCH=CH2

  • Câu C. HCOOCH=CHCH3

  • Câu D. CH2=CHCOOCH3

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết những tính chất hóa học đặc trưng của: a) Hiđro sunfua. b) Lưu huỳnh đioxit. Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết những tính chất hóa học đặc trưng của:

a) Hiđro sunfua.

b) Lưu huỳnh đioxit.

Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.


Đáp án:

a) Tính chất hóa học của hiđro sunfua.

- Hidro sunfua tan trong nước thành dung dịch axit rất yếu.

- Tính khử mạnh :

2H2S + O2 → 2S ↓ + 2H2O

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

 

b) Tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit

- Lưu huỳnh đioxit là oxit axit

* SO2 tan trong nước thành dung dịch axit H2SO3 là axit yếu

SO2 + H2O → H2SO3

* SO2 tác dụng với dung dịch bazơ, tạo nên 2 muối:

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

- Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

SO2 + 2H2S → 3S ↓ + 2H2O.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về amino axit, chất béo, peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây là sai


Đáp án:
  • Câu A. Metyl amin là chất khí, làm xanh quỳ tím ẩm.

  • Câu B. Các đipeptit hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

  • Câu C. Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao.

  • Câu D. Các chất béo có gốc axit béo không no thường là chất lỏng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…