a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z = 35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:
- Tính kim loại hay tính phi kim.
- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro.
- Công thức hợp chất khí của brom với hiđro.
b) So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53).
a) Br thuộc nhóm VIIA, chu kì 4 có 35 electron nên cấu hình theo lớp electron là 2, 8, 18, 7. Nó có 7e lớp ngoài cùng nên là phi kim. Hóa trị cao nhất với oxi là VII. Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là I và có công thức phân tử là HBr.
b) Tính phi kim giảm dần Cl, Br, I.
Nêu các phương pháp luyện thép và cho biết ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương pháp.
Các phương pháp luyện thép:
- Phương pháp Bet-xơ-me:
+ Phương pháp Bet-xơ-me luyện thép trong lò thổi có hình quả lê, vỏ ngoài bằng thép, bên trong là lát gạch chịu lửa đi -nat. Luồng không khí mạnh thổi vào gang lỏng, đốt cháy các tạp chất trong gang tạo thành thép trong thời gian ngắn.
+ Nhược điểm của phương pháp Bet-xơ-me là không luyện được thép từ gang chứa nhiều photpho và không luyện được thép có thành phần theo ý muốn.
- Phương pháp Mac-tanh:
+ Quá trình luyện thép kéo dài 6 - 8 giờ nên người ta có thể phân tích được sản phẩm và cho thêm những chất cần thiết để chế được các loại thép có thành phần mong muốn.
- Phương pháp lò điện:
+ Nhiệt lượng sinh ra trong lò hồ quang điện giữa các điện cực bằng than chì và của gang lỏng tạo ra nhiệt độ cao hơn và dễ điều chỉnh hơn so với các loại lò trên.
+ Phương pháp lò điện có ưu điểm là luyện được những loại thép đặc biệt mà thành phần có những kim loại khó nóng chảy như vonfam, molipđen, crom, ... và không chứa những tạp chất có hại như lưu huỳnh, photpho.
+ Nhược điểm của lò điện là dung tích nhỏ.
Cho 0,1 mol este X (no, đơn chức, mạch hở) phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,18 mol MOH (M là kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn Y và 4,6 gam ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được M2CO3, H2O và 4,84 gam CO2. Xác định tên gọi của X?
X là este no, đơn chức, mạch hở → nancol Z = nX = 0,1 mol
→ MZ = 4,6/0,1 = 46 → ancol Z là C2H5OH
nM2CO3 = nMOH/2 = 0,18/2 = 0,9 mol; nCO2 = 4,48/44 = 0,11 mol.
→ Số C có trong phân tử X là:
(nM2CO3 + nCO2 + 2nC2H5OH) : nY = (0,09 + 0,11 + 2.0,1) : 0,1 = 4
→ Este X có công thức phân tử C4H8O2
→ Y là CH3COOH → X là CH3COOC2H5 (etyl axetat)
Thủy phân 2,61 gam đipeptit X (tạo bởi các α-amino axit chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử) trong dung dịch NaOH dư, thu được 3,54 gam muối. Đipeptit X là
Ta có: nX = x mol;
--> nNaOH = 2x mol và nH2O = x mol
BTKL => 2,61 + 40.2x = 3,54 + 18x
=> x = 0,015 mol
=> MX = 174
=> X là Gly-Val
Cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh. Hãy tính xem khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua –S-S- , giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su
Giả sử n là số mắt xích isopren có một cầu nối –S-S-:
(-C5H8-) + 2S → C5nH8n-2S2
%S = (2.32.100)/(68n + 62) = 2 → n = 46
Vậy khoảng 46 mắt xích isopren có một cầu nối –S-S-
Xác định hóa trị của S trong các hợp chất sau: H2S và SO2.
- Trong hợp chất H2S:
H có hóa trị I, gọi hóa trị của S là a ta có:
2.I = 1.a ⇒ a = II.
Vậy trong hợp chất H2S thì lưu huỳnh có hóa trị II.
- Trong hợp chất SO2:
O có hóa trị II, gọi hóa trị của S là b, ta có:
1.b = 2.II ⇒ b = IV.
Vậy trong hợp chất SO2 thì lưu huỳnh có hóa trị IV.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.