Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm, nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 gam chất rắn. Cũng đem 20,29 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là:
Câu A. Na
Câu B. Li
Câu C. Cs
Câu D. K Đáp án đúng
Chọn D.
- Khi nung hỗn hợp X thì: --TGKL--> nMHCO3 = [2.20,29 - 18,74] : [44+18] = 0,05 mol.
- Khi cho hỗn hợp X tác dụng với HCl thì: nM2CO3 = nCO2 - nMHCO3 = 0,1 mol.
- Khi cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì: nMCl = nAgCl - nHCl = 0,02 mol. mà mMHCO3 + mM2CO3 + mHCl = 20,29 => 0,1(2M + 60) + 0,05(M + 61) + 0,02(M + 35,5) = 20,29. => M = 39. Vậy M là Kali
Viết phương trình hóa học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi.
a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
c) Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại.
d) Sục từ từ đến dư khi CO2 vào dung dịch NaAlO2.
e) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
a. Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3 xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
b.Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó kết tủa tan ra dung dịch trở lại trong suốt
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
c.Cho từ từ dd Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH xuất hiện kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa tan ngay.
Ngược lại cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu sẽ có kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó khi dư NaOH thì kết tủa tan ra.
Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
d. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4].
Xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3
NaAlO2 + 2H2O + CO2 → NaHCO3 + Al(OH)3↓
e.Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dd Na[Al(OH)4].
Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo của Al(OH)3 sau đó khi HCl dư thì kết tủa tan ra
2NaAlO2 + 2HCl + 2H2O → 2NaCl + 2Al(OH)3↓
3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O
Khi nung nóng cục đá vôi thì thấy khối lượng giảm đi? (Xem lại bài tập 12.3 về đá vôi trong lò nung vôi), vì sao?
Khi nung đá vôi thì có khí cacbon đioxit thoát ra nên khối lượng giảm đi.
Polime X ( chứa C, H, Cl) có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là
X (C, H, Cl)
→ Công thức một mắt xích X là -CH2-CHCl-
1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh.
a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo:
- lượng chất.
- khối lượng chất.
a) Phương trình hóa học của phản ứng
Fe + S → FeS
2Al + 3S → Al2S3
b) Gọi nFe = x mol, theo PT ⇒ nS (1) = nFe = x mol
Gọi nAl = y mol, theo PT ⇒ nS (2) = 3/2.nAl = 3/2y mol
⇒ nS = x +3/2y = 0,04 mol
mhh = 56x + 27y = 1,1.
Giải hệ phương trình ta có x = 0,01 mol, y= 0,02 mol.
Tỉ lệ % sắt và nhôm trong hỗn hợp theo lượng chất ( theo số mol là):
Tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp theo khối lượng chất:
mAl = 0,02 x 27 = 0,54g
mFe = 0,01 x 56 = 0,56g.
%mAl = 0,54/1,1 . 100% = 49,09%
%mFe = 100% - 49,09% = 50,91%
Hãy viết các phương trình hóa học trong sơ đồ chuyển hóa sau:
Saccarozơ → Glucozơ → Rượu etylic.
(1) C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
(2) C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.