Hợp chất nào sau đây thuộc loại tripeptit ?
Câu A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Câu B. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH Đáp án đúng
Câu C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH
Câu D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH
Hợp chất thuộc loại tripeptit : H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH
Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học.
a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4.
b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2.
c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).
a) Cho đinh sắt vào hai ống nghiệm đựng hai dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4 riêng biệt, nếu ống nghiệm nào sinh bọt khí đó là dung dịch H2SO4, còn ống nghiệm nào có chất rắn màu đỏ bám lên đinh sắt là dung dịch CuSO4.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
b) Cách 1: Cho viên kẽm vào hai ống nghiệm đựng hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có bọt khí sinh ra là dung dịch HCl, còn ống nghiệm không có bọt khí sinh ra là dung dịch FeCl2.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe
Cách 2: Cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm chứa hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có kết tủa màu trắng xanh là FeCl2 còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì xảy ra là HCl.
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
HCl + NaOH → NaCl + H2O.
c) Lấy một ít Na2CO3 và CaCO3 (có cùng khối lượng) cho vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng dư. Ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết thì ống nghiệm đó chứa Na2CO3. Ống nghiệm nào có khí bay ra, không tan hết thì ống nghiệm đó chứa CaCO3, vì CaSO4 (ít tan) sinh ra phủ lên CaCO3 làm cho CaCO3 không tan hết.
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên.
Tìm tỉ lệ a:b
Từ đồ thị ta thấy số mol HCl bắt đầu 0,1 mol mới xuất hiện kết tủa
⇒ 0,1 mol HCl dùng để trung hòa Ba(OH)2
⇒ nOH- = nH+ = 0,1 (mol) ⇒ nBa(OH)2 = 1/2 nOH- = 0,05 (mol) = a
Ta thấy tại giá trị nHCl = 0,3 và 0,7 mol đều thu được lượng kết tủa như nhau Al(OH)3: 0,2 (mol)
⇒ Tại nHCl = 0,7 mol thì lượng kết tủa Al(OH)3 đã đạt cực đại, sau đó bị hòa tan đến khi còn 0, 2 mol
Áp dung công thức ta có:
nH+ = 4nAlO2 – 3nAl(OH)3 + nOH-
⇒ 0, 7 = 4. 2b – 3. 0,2 + 0,1
⇒ b = 0,15 (mol)
Vậy a: b = 0,05: 0,15 = 1: 3.
Câu A. 25,20 gam
Câu B. 29,52 gam
Câu C. 27,44 gam
Câu D. 29,60 gam
Tại sao SO2 được dùng tẩy trắng bột giấy?
SO2 tác dụng với các chất hữu cơ có màu tạo ra các chất không màu nên nó tẩy trắng được bột giấy
Trong số các polime: Xenlulozo, PVC, amilopectin. Chất có mạch phân nhánh là:
Câu A. amilopectin
Câu B. PVC
Câu C. Xenlulozo
Câu D. Xenlulozo và amilopectin
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.