Chia 100 g dung dịch muối có nồng độ 6,8% làm hai phần bằng nhau. -     Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, tạo ra một bazơ không tan, làm khô chất này thu được một oxit có khối lượng 2,32 g. -     Phần hai cho tác dụng với dung dịch NaCl dư thu được 2,87 g kết tủa không tan trong dung dịch axit. a)  Xác định công thức hoá học của muối có trong dung dịch ban đầu. b)   Trình bày các phương pháp hoá học điểu chế kim loại từ muối tìm được ở trên.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Chia 100 g dung dịch muối có nồng độ 6,8% làm hai phần bằng nhau.

-     Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, tạo ra một bazơ không tan, làm khô chất này thu được một oxit có khối lượng 2,32 g.

-     Phần hai cho tác dụng với dung dịch NaCl dư thu được 2,87 g kết tủa không tan trong dung dịch axit.

a)  Xác định công thức hoá học của muối có trong dung dịch ban đầu.

b)   Trình bày các phương pháp hoá học điểu chế kim loại từ muối tìm được ở trên.





Đáp án:

a) Đặt công thức của muối là AmBn. Khối lượng mol của A, B là X, Y.

Khối lượng muối trong mỗi phần là 3,4 g. Ta có sơ đồ biến đổi các ch trong thí nghiệm 1 :

Theo sơ đồ : 2(mX + nY) g AmBn tạo thành m(2X + 16n) g A2On.

Theo bài toán : 3,4 g AmBn →2,32 g A2On

Ta có phương trình : 3,4m(2X + 16n) = 2,32.2(mX + nY)       (1)

Sơ đồ biến đổi các chất trong thí nghiệm 2 : 

AmBn ---NaClmACln

Theo sơ đồ : (mX + nY) g AmBn tạo thành m(X + 35,5n) g ACln.

Theo bài toán : 3,4 g AmBn →2,87 g ACln

Ta có phương trình : 3,4m(X + 35,5n) = 2,87(mX + nY)         (2)

Chia ( 1 ) cho (2) ta được: (2X + 16)/(X + 35,5n) = 4,46/2,87

=> X = 108n

Giá trị có thể chấp nhận là n = 1 và X = 108. Vậy kim loại A là Ag.

Thay n = 1 và X = 108 vào (1) hoặc (2) ta có Y = 62m. Gốc axit trong m bạc không thể là gốc halogenua hoặc sunfua mà là gốc axit có oxi có khối lượng 62, gốc đó là NO3-

Vậy công thức hoá học của muối là AgNO3.

b) Điều chế Ag từ AgNO3 :

Dùng kim loại mạnh hơn Ag để đẩy Ag : Cu + 2AgNO3 →Cu(NO3)2 + 2Ag

Nhiệt phân : 

Điện phân với điện cực trơ : 








Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 5 lọ hóa chất không nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết dãy dung dịch nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 lọ hóa chất không nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết dãy dung dịch nào?


Đáp án:

Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa năm dung dịch chứa ion: NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2:

• Cho dung dịch NaOH vào dd NH4Cl có hiện tượng thoát khí mùi khai.

PTHH: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

• Cho dung dịch NaOH vào dd MgCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2

MgCl2 + NaOH → NaCl + Mg(OH)2

• Cho dung dịch NaOH vào dd FeCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng xanh Fe(OH)2 bị hóa nâu trong không khí ( tạo Fe(OH)3 )

FeCl2 + NaOH → NaCl + Fe(OH)2

Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3

• Cho dung dịch NaOH vào dd AlCl3 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 rồi tan trong kiềm dư.

AlCl3 + NaOH → NaCl + Al(OH)3

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

• Cho dung dịch NaOH vào dd CuCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa xanh lơ Cu(OH)2

CuCl2 + NaOH → NaCl + Cu(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Để tráng một chiếc gương soi người ta phải đun nóng một dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào gương soi và khối lượng AgNO3 đã dùng, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để tráng một chiếc gương soi người ta phải đun nóng một dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào gương soi và khối lượng AgNO3 đã dùng, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.


Đáp án:

Số mol glucozơ là: nGlucozo = 0,2 mol

C5H11O5CHO + 2AgNO3+ 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2 NH4NO3

Số mol Ag = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg = 0,4.108 = 43,2 (g)

Số mol AgNO3 = 0,2.2 = 0,4 (mol) → mAg = 0,4.170 = 68 (g)

Xem đáp án và giải thích
Cho 3,36 lít khí CO2 vào 200 ml dung dịch chứa NaOH x(M) và Na2CO3 0,4M thu được dung dịch X chứa 19,98 gam hỗn hợp muối.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,36 lít khí CO2 vào 200 ml dung dịch chứa NaOH x(M) và Na2CO3 0,4M thu được dung dịch X chứa 19,98 gam hỗn hợp muối. Tìm x?


Đáp án:

Hỗn hợp muối gồm NaHCO3 (a mol) và Na2CO3 (b mol)

nCO2 = 0,15 mol

nNa2CO3 = 0,08 mol

Áp dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố đối với Na và C suy ra:

84a + 106b = 19,98

a + b = 0,15 + 0,08

a + 2b = 0,2x + 0,16

⇒ a = 0,2; b= 0,03; x = 0,5

Xem đáp án và giải thích
Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Tìm giá trị của m
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Tìm giá trị của m


Đáp án:

Theo phương pháp tăng giảm khối lượng:

Cứ 1 mol CO phản ứng lấy mất 1 mol O trong oxit tạo ra 1 mol CO2 → khối lượng chất rắn giảm đi 16 gam

→ Vậy có 0,15 mol CO phản ứng → khối lượng chất rắn giảm đi 16.0,15 = 2,4 gam

→ Khối lượng chất rắn ban đầu là: m = 215 + 2,4 = 217,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu ví dụ về phản ứng tạo ra muối từ: a) hai đơn chất, b) hai hợp chất. c) một đơn chất và một hợp chất. Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu ví dụ về phản ứng tạo ra muối từ:

a) hai đơn chất.

b) hai hợp chất.

c) một đơn chất và một hợp chất.

Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.


Đáp án:

Phản ứng tạo muối.

a) Từ hai đơn chất: Fe + S → FeS ; 2Na + Cl2 → 2NaCl

b) Từ hai hợp chất: HCl + KOH → KCl + H2O ; K2O + CO2 → K2CO3

c) Từ một đơn chất và một hợp chất: Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 +3H2O

Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O

Ở phản ứng a) và c) là phản ứng oxi hóa khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

Ở phản ứng b) không phải phản ứng oxi hóa khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…