Thổi dòng khí CO đi qua ống sứ chứa 6,1 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và một oxit của kim loại R đốt nóng, tới khí phản ứng hoàn toàn thì chất rắn còn lại trong ống có khối lượng 4,82 gam. Toàn bộ lượng chất rắn này phản ứng vừa đủ với 150ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thấy thoát ra 1,008 lít khí H2 (đktc) và còn lại 1,28 gam chất rắn không tan. Xác định kim loại R và công thức oxi của kim loại R trong hỗn hợp A.
Câu A. Ag và Ag2O
Câu B. Al và Al2O3
Câu C. Fe và Fe2O3 Đáp án đúng
Câu D. Fe và Fe3O4
* Hướng giải 1:
- Gọi công thức của oxit kim loại là: R2On.
- Chỉ có CuO và R2On bị khử nO=(6.1-4.82)/16=0.08 mol.
- Hổn hợp sau phản ứng gồm có Al2O3, CuO ,R .
- n(HCl pư với Al2O3)=0.15 - 2nH2=0,06 mol.
Al2O3 + 6HCl => nAl2O3=0.01 m(rắn)=mCu => nCu=0.02 nO (trong R2On)=0.08 - 0.02 =0.06
mR2On=6.1 -0.01x102 - 0.02x80=3.48 (g) 3.48n/(2R+16n)=0.06 => R=21n => n=8/3; R=56 => Fe và Fe3O4.
* Hướng giải 2:
Đặt số mol của CuO, Al2O3, RxOy trong 6,1 gam hỗn hợp A lần lượt là a, b và c.
Có: 80a + 102b + (xMR + 16y)c = 6,1 (1) 1,28 + 102b + MRxc = 4,82 (2) 64a = 1,28 (3) 6b + nxc = 0,15 (4) nxc/2 = 0,045 (5) (3) => a = 0,02 ; (5) => ncx = 0,09 (6) (4) => b = 0,01 ; (2) => MR = 28n; => n = 2; MR = 56, R là Fe (6) => xc = 0,045 ; (1) => yc = 0,06 => x/y = 0,045/0,06 = 3/4; => x = 3; y = 4, công thức oxit là Fe3O4.
Câu A. 8,96
Câu B. 4,48
Câu C. 10,08
Câu D. 6,72
Một este đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH có C% = 11,666%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y, cô cạn Y thì phần hơi chỉ có H2O với khối lượng là 86,6 gam. Còn lại chất rắn Z với khối lượng là 23 gam. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của este?
Cô cạn Y chỉ thu được H2O ⇒ X là este của phenol. Đặt nX = x.
→ nKOH = 2x mol; nnước sản phẩm = x mol → mnước/dung dịch KOH = 848x.
⇒ ∑mnước = 848x + 18x = 86,6(g) → x = 0,1 mol.
Bảo toàn khối lượng ta có:
mX = 23 + 0,1.18 – 0,2.56 = 13,6(g) → MX = 136 → X là C8H8O2.
Các CTCT thỏa mãn là CH3COOC6H5 và o, m, p – CH3C6H4OOCH
=> Có 4 công thức thỏa mãn
Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: cacbon dioxit, oxi, nito, hidro.
- Lấy từng mẫu thử ở mỗi khí. Đưa đầu que đóm có than hồng và từng mẫu thử. Mẫu thử nào làm than hồng bùng cháy đó chính là oxi.
- Đưa que đóm đang cháy vào các khí còn lại, khí nào làm cháy được với ngọn lửa màu xanh, đó là H2.
- Cho các khí còn lại qua nước vôi trong. Khí nào làm đục nước vôi trong đó là CO2. Còn lại là khí nito không làm đục nước vôi trong.
Hãy giới thiệu phương pháp hoá học để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn một số tạp chất là bột của các kim loại kẽm, thiếc, chì.
Giải thích phương pháp được lựa chọn, viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
Ngâm thuỷ ngân lẫn các tạp chất Zn, Sn, Pb trong dung dịch dư. Các tạp chất bị hoà tan, tạo thành dung dịch các muối và kim loại thuỷ ngân. Lọc bỏ dung dịch, được thuỷ ngân.
Trong những phản ứng này, là chất oxi hoá, các kim loại là những chất khử.
Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học. (Nêu rõ cách tiến hành).
a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic.
b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.
a) Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
- Chọn thuốc thử là AgNO3 trong dung dịch NH3 (đun nóng): Nhỏ vài giọt AgNO3 trong dung dịch NH3 lần lượt vào 2 ống nghiệm và đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng:
+ Chất nào tham gia phản ứng tạo sản phẩm có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozo
PTHH: C6H12O6 + Ag2O --NH3--> C6H12O7 + 2Ag.
+ Chất còn lại không tác dụng là rượu etylic.
b) Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
- Chọn thuốc thử là Na2CO3: Lần lượt nhỏ vài giọt dung dịch Na2CO3 vào 2 ống nghiêmh
+ Ống nghiệm nào có phản ứng cho khí bay ra là CH3COOH
PTHH: 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2
+ Chất còn lại không phản ứng là glucozơ
(Có thể dùng thuốc thử là quỳ tím, dung dịch chuyển màu làm quỳ tím thành đỏ là CH3COOH, chất còn lại không làm chuyển màu quỳ tím là glucozơ).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.