X là nguyên tố p. Biết rằng trong nguyên tử X, số electron p nhiều hơn số electron s là 9. Số electron ở lớp ngoài cùng của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là nguyên tố p. Biết rằng trong nguyên tử X, số electron p nhiều hơn số electron s là 9. Số electron ở lớp ngoài cùng của X là bao nhiêu?


Đáp án:

Giả sử X có n lớp electron.

Cấu hình electron lớp ngoài cùng là: ns2npx (2 ≤ x ≤ 6)

Tổng số electron s là 2n

Tổng số electron p là: 6(n-2) + x .

Theo đề: 6(n-2) + x - 2n = 9 ⇒ 4n + x = 21 .

Chọn cặp x = 1 và n = 5 .

Vậy số electron lớp ngoài cùng là 3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Giá trị của a gần nhất
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp E chứa bốn chất hữu cơ mạch hở gồm peptit X (cấu tạo từ hai amino axit có dạng H2NCmH2mCOOH), este Y (CnH2n – 12O6) và hai axit không no Z, T (Y, Z, T có cùng số mol). Đun nóng 24,64 gam hỗn hợp E với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được glixerol và a gam hỗn hợp rắn M chỉ chứa 4 muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24,64 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 1,12 mol O2, thu được 0,96 mol CO2. Giá trị của a gần nhất là

Đáp án:
  • Câu A. 37,76 gam.

  • Câu B. 41,90 gam.

  • Câu C. 43,80 gam.

  • Câu D. 49,50 gam.

Xem đáp án và giải thích
Trộn 10,8 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 g Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 10,8 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 g Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng ?


Đáp án:

nAl = 0,4 mol

Phương trình hóa học:

2Al + 3S --t0--> Al2S3

2 → 1 mol

0,4 → 0,2 (mol)

mAl2S3 lt = 0,2.150 = 30 g

Hiệu suất phản ứng là: H = mtt/mlt .100% = 85%

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng xà phòng hóa của Este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng este CH3OOCCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:

Đáp án:
  • Câu A. CH2=CHCOONa và CH3OH.

  • Câu B. CH3COONa và CH2=CHOH.

  • Câu C. CH3COONa và CH3CHO.

  • Câu D. C2H5COONa và CH3OH.

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa các “phân tử xà phòng” và các phân tử chất giặt rửa tổng hợp b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 a) Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa các “phân tử xà phòng” và các phân tử chất giặt rửa tổng hợp

b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa


Đáp án:

a) Cấu tạo của phân tử xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều gồm hai phần : một đầu phân cực ( ưa nước), tan tốt trong nước và một đuôi dài không phân cực ( kị nước, ưa dầu mỡ), tan tốt trong dầu mỡ là nhóm : CxHy (thường x > 15).

Sự khác nhau là ở đầu phân cực :

+ Ở phân tử xà phòng là nhóm COO-Na+

+ Ở phân tử chất giặt rửa là nhóm OSO3-Na+.

b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa

Đuôi ưa dầu mỡ của xà phòng thâm nhập vào vết dầu bẩn, còn nhóm COO-Na+ ưa nước lại có xu hướng kéo các vết bẩn ra phía các phân tử nước. Kết quả là các vết bẩn được chia rất nhỏ, bị giữ chặt bởi các phân tử xà phòng, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.

Xem đáp án và giải thích
Tỉ lệ mol este
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O2 , thu được 4,032 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phả ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muốn Y và b mol muối Z (MY > MZ ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn. Tỉ lệ a : b là:

Đáp án:
  • Câu A. 2:3

  • Câu B. 3:2

  • Câu C. 5:1

  • Câu D. 1:5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…