Viết công thức phân tử của những chất, trong đó S lần lượt có số oxi hóa -2, 0, +4, +6.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức phân tử của những chất, trong đó S lần lượt có số oxi hóa -2, 0, +4, +6.


Đáp án:

Công thức phân tử của những chất trong đó S có số oxi hóa -2, 0, +4, +6 lần lượt là : H2S, S, SO2, SO3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 21,8g chất hữu cơ A chỉ chứa 1 loại nhóm chức tác dụng với 1 lit dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6g muối của axit hữu cơ X và 0,1 mol ancol Y. Lượng NaOH dư có thể trung hòa hết 0,5 lit dung dịch HCl 0,4M. Tính tổng khối lượng mol của X và Y?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 21,8g chất hữu cơ A chỉ chứa 1 loại nhóm chức tác dụng với 1 lit dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6g muối của axit hữu cơ X và 0,1 mol ancol Y. Lượng NaOH dư có thể trung hòa hết 0,5 lit dung dịch HCl 0,4M. Tính tổng khối lượng mol của X và Y?


Đáp án:

nNaOH phản ứng = 0,5 - 0,5. 0,4 = 0,3 mol

→ nNaOH: nancol = 3: 1 → Y là ancol ba chức.

Giả sử A là (RCOO)3R1

MRCOONa = MR + 67 = 82 → MR = 15 → R là CH3 → X là (CH3COO)3R1

MX = 59.3 + MR1 = 218 → MR1 = 41 → R1 là C3H5

Vậy X là CH3COONa, Y là C3H5(OH)3 → MX + MY = 82 + 92 = 174.

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất đểnhận biết  3 chất trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn BaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng một hóa chất đểnhận biết  3 chất trên


Đáp án:

- Hòa tan lần lượt các mẫu vào nước, mẫu chất rắn nào tan là BaO

PTHH: BaO + H2O → Ba(OH)2

- Lấy Ba(OH)2 cho vào 2 chất rắn còn lại, chất nào tan ra là Al2O3 còn lại là MgO

PTHH: Ba(OH)2 + Al2O3 + H2O → Ba(AlO2)2 + 2H2O .

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Phenol là chất rắn, có thể tan tốt trong nước ở 70 độ C. (b) Tính axit của phenol mạnh hơn nước là do ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm -OH. (c) Sục khí CO2 dư vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục. (d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen là do ảnh hưởng của nhóm -OH tới vòng benzen. (e) C6H5OH và C6H5CH2OH là đồng đẳng của nhau (-C6H5 là gốc phenyl). Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 2

  • Câu C. 5

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Cho 2 kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55g muối clorua. Xác đinh kim loại đó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2 kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55g muối clorua. Xác đinh kim loại đó?


Đáp án:

Gọi M là kim loại nhóm II, số mol là x

M + 2HCl → MCl2 + H2

x                     x

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

Mx = 2 và x(M + 71) = 5,55

=> x = 0,05 và M = 40

Vậy M là Ca

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,1 mol chất hữu cơ X mạch hở (công thức phân tử C3H8O2NCl) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối (trong đó có một muối của amino axit) và ancol Z. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Cho 0,1 mol chất hữu cơ X mạch hở (công thức phân tử C3H8O2NCl) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối (trong đó có một muối của amino axit) và ancol Z. Giá trị của m là

Đáp án:

Muối gồm NaCl và muối của amino axit nên X là NH3Cl-CH2COOCH3
Ancol Z là CH3OH.
Muối gồm NaCl (0,1) và GlyNa (0,1)
=> m muối = 15,55 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…