Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố selen (Z = 34), kripton (Z = 36) và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố selen (Z = 34), kripton (Z = 36) và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.


Đáp án:

Cấu hình electron của selen (Z = 34) là:

Se (Z = 34): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p4 Se thuộc ô số 34 nhóm VIA, chu kì 4.

Cấu hình eleetron của kripton (Z = 36) là:

Kr (Z = 36): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p6 Kr thuộc ô số 36 nhóm VIIIA, chu kì 4.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt (II) ?

Đáp án:
  • Câu A. HNO3 đặc nóng, dư

  • Câu B. MgSO4

  • Câu C. CuSO4

  • Câu D. H2SO4 đặc nóng, dư

Xem đáp án và giải thích
Xác định tên chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ở điều kiện thích hợp: chất X phản ứng với chất Y tạo ra anđehit axetic; chất X phản ứng với chất Z tạo ra ancol etylic. Các chất X, Y, Z lần lượt là


Đáp án:
  • Câu A. C2H4, O2, H2O

  • Câu B. C2H2, H2O, H2

  • Câu C. C2H4, H2O, CO

  • Câu D. C2H2, O2, H2O

Xem đáp án và giải thích
Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3,t°), thu được dung dịch Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3,t°), thu được dung dịch Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là gì?


Đáp án:

CnH2n-2 + H2 → CnH2n

Y có hai hidrocacbon ⇒ ankin dư ⇒ 0,1.MX < 3,12 ⇒ MX < 31,2 (C2H2)

Xem đáp án và giải thích
“Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?


Đáp án:

Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:

2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm. Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá tŕnh hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.

Xem đáp án và giải thích
Có các lọ hóa chất không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch không màu sau : Na2SO4, Na2S, Na2CO3 , Na3PO4, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận biết được những dung dịch nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các lọ hóa chất không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch không màu sau : Na2SO4, Na2S, Na2CO3 , Na3PO4, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận biết được những dung dịch nào ?


Đáp án:

Cho dd H2SO4 loãng lần lượt vào 5 lọ đựng 5 dd:

   + Lọ nào có khí không màu không mùi là Na2CO3

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

   + Lọ nào có khí mùi trứng thối là Na2S.

Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S ↑(mùi thối)

   + Lọ nào có khí không màu mùi xốc là Na2SO3

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2↑ (mùi hắc)

   + 2 lọ còn lại không hiện tượng

⇒ Nhận biết được 3 dd là Na2CO3, Na2S, Na2SO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…