Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 15, Z = 17, Z = 20, Z = 21, Z = 31.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 15, Z = 17, Z = 20, Z = 21, Z = 31.


Đáp án:

Cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố có:

Z = 15: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3

Z = 17: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

Z = 20: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2

Z = 21: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2

Z = 31: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p1

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xác định công thức của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Este X có CTPT C4H8O2.

Biết X + H2O H+ Y1 + Y2Y1 + O2  xt  Y2  

Vậy X có tên là gì?


Đáp án:
  • Câu A. isopropyl fomat.

  • Câu B. etyl axetat.

  • Câu C. metyl propionat.

  • Câu D. n-propyl fomat.

Xem đáp án và giải thích
Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.


Đáp án:

Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ NaOH vào, lọc lấy kết tủa đem hòa tan bằng dung dịch NH3 thấy kết tủa tan một phần tạo thành dung dịch có màu xanh thẫm ⇒ có Cu2+

Cu2+ + 2OH- → Cu (OH)2

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Phần kết tủa không tan trong NH3 có màu nâu đỏ là Fe(OH)3 ⇒ có Fe3+

Fe3+ +3OH- → Fe(OH)3 màu nâu đỏ.

Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ Na2SO4 và một ít dung dịch H2SO4 loãng vào, thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit H2SO4. Đó là BaSO4 trong dung dịch có chứa ion Ba2+

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết các phân tử và ion sau là axit, bazơ hay lưỡng tính theo thuyết Bron – Stêt: HI, CH3COO-, H2PO4-, PO43-; NH3, S2-, HPO42-. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết các phân tử và ion sau là axit, bazơ hay lưỡng tính theo thuyết Bron – Stêt: HI, CH3COO-, H2PO4-, PO43-; NH3, S2-, HPO42-. Giải thích.


Đáp án:

- Axit: HI. HI + H2O → H3O+ + I-

- Bazơ: CH3COO-, S2-, PO43-; NH3

CH3COO- + H2O ↔ CH3COOH + OH-

PO43- + H2O ↔ HPO42- + OH-

S2- + H2O ↔ HS- + OH-

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

- Lưỡng tính: HPO42-, H2PO4-

HPO42- + H2O ↔ PO43- + H3O+

HPO42- + H2O ↔ H2PO4- + OH-

H2PO4- + H2O ↔ HPO42- + H3O+

H2PO4- + H2O ↔ H3PO4 + OH-

Xem đáp án và giải thích
Cho 200 ml dung dịch glucozo phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam bạc. Tính nồng độ mol của glucozo đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 200 ml dung dịch glucozo phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam bạc. Tính nồng độ mol của glucozo đã dùng.


Đáp án:

nAg = 10,8/108 = 0,1 mol

Glucozo     ----------> 2Ag

Theo phương trình : nglucozơ = 1/2 . nAg = 0,05 mol

→ CM glucozo = 0,05/0,2 = 0,25 M

Xem đáp án và giải thích
Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau: a. PVC (làm vải giả da) và da thật. b. Tơ tằm và tơ axetat.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau:

a. PVC (làm vải giả da) và da thật.

b. Tơ tằm và tơ axetat.


Đáp án:

a. Đốt 2 mẫu thử, mẫu thử có mùi khét như tóc cháy, là da thật, còn lại là PVC

b. Đốt 2 mẫu thử, mẫu thử khi cháy có mùi khét như tóc cháy là tơ tằm, còn lại là tơ axetat

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…