Một nguyên tố halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ của nguyên tử.
b) Tên, kí hiệu và cấu tạo phân tử của nguyên tố hóa học này.
c) Nêu tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố này và dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.
d) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố này với 2 nguyên tử halogen khác đứng trên và dưới nó trong nhóm halogen và dẫn ra phản ứng hóa học để minh họa.
a) Halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5, cấu hình electron đầy đủ là : 1s22s22p63s23p63d104s24p5.
b) Tên nguyên tố là brom, kí hiệu là Br, công thức phân tử là Br2.
c) Tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố này là tính oxi hóa.
- Brom phản ứng với nhiều kim loại.
3Br2 + 2Al → 2AlBr3
- Brom tác dụng với nước tương tự clo nhưng khó khăn hơn.
Br2 + H2O ⇆ HBr + HBrO.
- Brom thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh
Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl
- Brom có thể occi hóa muối iotua thành iot
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
d) So sánh tính chất hóa học của brom với clo và iot.
Brom có tính oxi hóa yếu hơn clo nhưng mạnh hơn iot nên:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2.
Hãy kể tên những dẫn chứng về vai trò quan trọng của nước trong đời sống mà em nhìn thấy trực tiếp? Nêu những biện pháp chống ô nhiễm ở địa phương em?
Vai trò: Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. Nước cũng tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động vật. Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải ...
Biện pháp chống ô nhiễm: Không xả rác ra nguồn nước. Phải xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp khi cho nước thải chảy vào hồ, sông, biển...
Cho 2 kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55g muối clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây?
Câu A. Be
Câu B. Mg
Câu C. Ca
Câu D. Ba
Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(2) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(3) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
(4) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(5) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất màu tím.
(6) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
(4) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
Sai vì Este có dạng RCOOCH=CH-R’ thủy phân cho andehit
(5) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất màu tím.
Sai vì phản ứng màu biure chỉ áp dụng cho 2 liên kết peptit trở lên (tri peptit trở lên)
--> Số phát biểu đúng là 4.
Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn?
Số mol đường có trong dung dịch sau khi trộn là: n = 0,5.2+1.3 = 4 mol
Thể tích của dung dịch sau khi trộn là: V = 2+3 = 5 lít
Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn là:
Áp dụng công thức: CM = 4/5 = 0,8 mol/l
Để kết tủa hết 400ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25?
Do amin có tính bazo nên quá trình phản ứng sẽ là amin phản ứng hết với HCl trước, sau đó sẽ tạo kết tủa theo phương trình:
FeCl3 + 3R-NH2 + 3H2O → 3R-NH3Cl + Fe(OH)3
⇒ Tổng số mol amin cần dùng là 0,4.0,5 + 0,8.0,4.3 = 1,16 mol
Xét hỗn hợp CH3NH2 và C2H5NH2 có M là 34,5 và có số mol là 1,16
⇒ m = 1,16 . 34,5 = 40,02 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.