Vì sao gạo nếp lại dẻo ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao gạo nếp lại dẻo ?


Đáp án:

Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopection nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không ta, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80% amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc…. rất dẻo, dẻo tới mức dính.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy nêu ra các phản ứng để chứng minh rằng tính khử của các ion halogenua tăng dần theo chiều: F– < Cl– < Br– < I–.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu ra các phản ứng để chứng minh rằng tính khử của các ion halogenua tăng dần theo chiều: F– < Cl– < Br– < I–.


Đáp án:

Những phản ứng chứng minh tính khử cửa các ion halogenua tăng theo chiều:

F- < Cl- < Br- < I-.

Ion F- chỉ có thể bị oxi hóa bằng dòng điện.

Ion Cl- bị oxi hóa bởi chất oxi hóa mạnh, ví dụ KMnO4 .

Ion Br- bị oxi hóa bởi Cl2 .

Ion I- bị oxi hóa bởi Br2 .

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về danh pháp của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tên gọi amin nào sau đây là không đúng?


Đáp án:
  • Câu A. C6H5NH2 alanin

  • Câu B. CH3-CH2-CH2-NH2 n-propylamin

  • Câu C. CH3CH(CH3)-NH2 isopropylamin

  • Câu D. CH3-NH-CH3 dimetylamin

Xem đáp án và giải thích
Cho 3,6g một oxit sắt vào dung dịch HCl dư. Sauk hi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,35g một muối sắt clorua. Hãy xác định công thức phân tử của oxit sắt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,6g một oxit sắt vào dung dịch HCl dư. Sauk hi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,35g một muối sắt clorua. Hãy xác định công thức phân tử của oxit sắt.


Đáp án:

Đặt công thức oxit sắt là Fe2Ox

Phương trình hoá học của phản ứng:

Dựa vào phương trình trên, ta có :

3,6 x 2(56+35,5x)=6,35(112+16x)

308x=616  ----->  x=2

Công thức của oxit sắt là Fe2O2, giản ước ta có công thức phân tử của oxit sắt là FeO.

 

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về bậc của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?


Đáp án:
  • Câu A. H2N(CH2)6NH2

  • Câu B. CH3NHCH3

  • Câu C. C6H5NH2

  • Câu D. CH3CH(CH3)NH2

Xem đáp án và giải thích
Thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp X gồm KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152 gam. Khối lượng KCl trong 197 gam X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp X gồm KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152 gam. Khối lượng KCl trong 197 gam X là


Đáp án:

Bảo toàn khối lượng: mO2 = 3 + 197 – 152 = 48 (gam)

⇒ nO2= 48/32 = 1,5 (mol)

2KClO3 to → 2KCl + 3O2 ↑

⇒ mKCl = 197 – 1.122,5 = 74,5 (gam)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…