Ứng dụng của axit (CH3COOH)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tã lót trẻ em sau khi giặt thường vẫn còn sót lại một lượng nhỏ ammoniac, dễ làm cho trẻ bị viêm da, thậm chí mẩn ngứa, tấy đỏ. Để khử sạch amoniac nên dùng chất gì sau đây cho vào nước xả cuối cùng để giặt ?

Đáp án:
  • Câu A. Phèn chua

  • Câu B. Giấm ăn Đáp án đúng

  • Câu C. Muối ăn

  • Câu D. Gừng tươi

Giải thích:

Chọn B. - Tã lót trẻ em sau khi giặt thường lưu lại lượng amoniac và bột giặt mà mắt thường không nhìn thấy được. Với số lượng chất hoá học còn xót lại này rất có thể làm cho da bị viêm, thậm chí bị sưng tấy đau ngứa. Bởi vậy, khi giặt tã lót, nếu nhỏ vào nước giặt một vài giọt giấm ăn, các loại chất trên sẽ được khử sạch.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng hết với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng hết với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.


Đáp án:

Đặt kí hiệu của kim loại cần tìm là X

nH2 = 0,336/22,4 = 0,015 mol

Phương trình phản ứng:

M    +    2H2O    →    M(OH)2    +    H2

0,015                   ←                       0,015

Theo pt: nX = nH2 = 0,015 mol

⇒ mX = 0,015. MX = 0,6

⇒ M = 40(g/mol). Vậy M là nguyên tố Ca.

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng Kali nitrat (KNO3) tạo thành Kali nitrit (KNO2) và khí oxi. a. Viết PTHH biểu diễn sự phân huỷ b. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 1,68 lít khí oxi ( đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng Kali nitrat (KNO3) tạo thành Kali nitrit (KNO2) và khí oxi.

a. Viết PTHH biểu diễn sự phân huỷ

b. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 1,68 lít khí oxi ( đktc)


Đáp án:

a. Phương trình hóa học: 2KNO3 --t0-->  2KNO2 + O2

b. nO2 =0,075 mol

Theo phương trình: nKNO3 = 2nO2 = 2.0,075 = 0,15 mol

Khối lượng KNO3 cần dùng là: mKNO3 = 0,15.101 = 15,15 gam

Xem đáp án và giải thích
Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As. Giải thích.


Đáp án:

Các nguyên tố theo chiều tăng dần của phi kim: As, P, N, O, F.

Giải thích:

- As, P, N cùng ở nhóm V theo quy luật biến thiên tính chất trong nhóm ta biết trong cùng 1 nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính phi kim giảm dần

⇒ Tính phi kim N > P > As

- N, O, F cùng thuộc chu kì 2 theo quy luật biến thiên tính chất ta biết trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính phi kim tăng dần

⇒ Tính phi kim N < O < F

⇒Dãy sắp xếp các nguyên tố theo chiều tính phi kim tăng dần là: As < P < N < O < F

Xem đáp án và giải thích
Nhiệt độ sôi nóng chảy của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ sôi nóng chảy cao nhất trong các kim loại

Đáp án:
  • Câu A. Sắt

  • Câu B. Vonfram

  • Câu C. Kẽm

  • Câu D. Đồng

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là liên kết σ, liên kết π và nêu tính chất của chúng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là liên kết σ, liên kết π và nêu tính chất của chúng?


Đáp án:

a. Liên kết σ:

- Liên kết σ được hình thành do sự xen phủ giữa hai obitan hóa trị của hai nguyên tử tham gia liên kết dọc theo trục liên kết.

- Tính chất của liên kết σ là đối xứng qua trục liên kết, các nguyên tử tham gia liên kết quay quanh trục liên kết. Liên kết σ bền hơn các loại liên kết khác.

b. Liên kết π

- Liên kết π là liên kết được hình thành do sự xen phủ giữa 2 obitan hóa trị của 2 nguyên tử tham gia liên kết ở hai bên trục liên kết (xen phủ bên).

- Tính chất của liên kết π là không có tính đối xứng trục, nên hai nguyên tử tham gia liên kết không có khả năng quay quanh trục liên kết và kém bền hơn các liên kết khác.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…