Trong quá trình pin điện hóa Zn – Ag hoạt động, ta nhận thấy :
Câu A. khối lượng của điện cực Zn tăng
Câu B. Khối lượng của điện cực Ag giảm
Câu C. Nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng Đáp án đúng
Câu D. Nồng độ của ion Ag+ trong dung dịch tăng
A – Sai
B – Sai
C – Đúng
D – Sai
Hoà tan hoàn toàn 1,44 gam kim loại R hoá trị II vào 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M thấy có khí thoát ra. Để trung hoà lượng axit dư phải dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác định R?
R + H2SO4 → RSO4 + H2 (1)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (2)
Số mol NaOH = 0,06.0,5 = 0,03 (mol)
Số mol H2SO4 bđ = 0,3 .0,25 = 0,075 (mol)
Từ pt (2) => số mol H2SO4 (pt2) = Số mol NaOH/2 = 0,015 (mol)
=> số mol H2SO4 (pt 1) = số mol H2SO4 bđ – số mol H2SO4 (pt2) = 0,075 – 0,015 = 0,06 (mol)
Từ pt (1) => số mol R = số mol H2SO4 (pt 1) = 0,06 (mol)
=> MR = mR/nR = 1,44/0,06 = 24
Vậy kim loại R là Mg
Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO dư nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Tìm m?
mtăng = m[O] = 6,2 – 4,6 = 1,6g
n[O] = nancol = nandehit = 0,1 mol
Mancol = 4,6 : 0,1 = 46 ⇒ C2H5OH
⇒ nAg = 2 nancol = 0,2 ⇒ m = 21,6g
Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền.
Axit HCl tác dụng với muối cacbonat tạo thành axit cacbonic.
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2CO3
H2CO3 là axit không bền, bị phân hủy ngay cho CO2 và H2O nên phương trình được viết là:
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O.
Câu A. 4
Câu B. 5
Câu C. 2
Câu D. 3
Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt 11, 12, 13, 14
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của chúng.
b) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
c) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính kim loại tăng dần.
a) Cấu hình electron nguyên tử:
A(Z = 11) ls2 2s2 2p6 3s1.
B (Z= 12) ls2 2s2 2p6 3s2
C (Z = 13) ls2 2s2 2p6 3s2 3p1
D (Z = 14) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.
b) Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
A thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IA vì có một electron ở lớp ngoài cùng.
B thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIA vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
C thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIIA vì có 3 electron ở lớp ngoài cùng.
D thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhòm IVA vì có 4 electron ở lớp ngoài cùng.
c) Tính kim loại tăng dần theo thứ tự: D, C, B, A.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.