Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất NaCl, MnO2, NaOH và H2SO4 đặc, ta có thể điều chế nước Gia – ven không? Viết các phương trình phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất NaCl, MnO2, NaOH và H2SO4 đặc, ta có thể điều chế nước Gia – ven không? Viết các phương trình phản ứng.


Đáp án:

- Điều chế axit HCl từ NaCl, H2SO4 đặc, H2O:

NaCl + H2SO4 --t0--> NaHSO4 + HCl

Hấp thụ khí hidro clorua vào nước được dung dịch axit HCl.

- Từ axit HCl và MnO2 điều chế Cl2:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2

- Từ Cl2 và dung dịch NaOH điều chế nước Gia – ven.

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 12,45 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 12,45 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành?


Đáp án:

Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)

Lại có: nCl- (trong muối) = 2nH2 = 2.0,3 = 0,6 (mol)

Khối lượng muối tạo thành bằng: 12,45 + 0,6. 35,5 = 33,75 (gam).

Xem đáp án và giải thích
Vì sao dẫn xuất halogen hầu như không tan trong nước mà tan trong dung môi hữu cơ như hidrocacbon , ete, ancol?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao dẫn xuất halogen hầu như không tan trong nước mà tan trong dung môi hữu cơ như hidrocacbon , ete, ancol?


Đáp án:

Các dẫn xuất halogen đều là hợp chất cộng hóa trị không cực nên thực tế không tan trong H2O (phân cực), chúng tan trong dung môi hữu cơ.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?


Đáp án:

Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O

(đen)

Xem đáp án và giải thích
So sánh tính chất lí, hoá học giữa các hợp chất của crom (III) với các hợp chất của nhôm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh tính chất lí, hoá học giữa các hợp chất của crom (III) với các hợp chất của nhôm.

 

 


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn một amin no, mạch hở, bậc một X bằng oxi vừa đủ, sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, trong đó V_(CO_2 ): V_(H_2 O) = 1: 2. Cho 1,8g X tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch được m gam muối khan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn một amin no, mạch hở, bậc một X bằng oxi vừa đủ, sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, trong đó V_(CO_2 ): V_(H_2 O) = 1: 2. Cho 1,8g X tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch được m gam muối khan. Tìm m?


Đáp án:

Gọi công thức amin là CnH2n+2+kNk

⇒ Khi đốt, nCO2 = n mol, nH2O = n + 1 + k/2 (mol)

Mà VCO2: VH2O = 1: 2

⇒ 2n = n + 1 + k/2 ⇒ 2n ­ k = 2

Vì k ≤ 2 ⇒ n = 2; k = 2.

Amin là H2NCH2CH2NH2

1,8 g X ứng với namin = 1,8/60 = 0,03 mol

Muối tạo thành là ClH3NCH2CH2NH3Cl ⇒ m = 3,99 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…