Trong hợp chất oxit của kim loại A hóa trị I thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng. Kim loại A là?
Công thức oxit của kim loại A là A2O
Trong hợp chất oxit của kim loại A thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng
Ta có: 16/(2MA + 16).100% = 17,02% → MA = 39 (g/mol)
Vậy A là kim loại kali (K).
Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH dư, có tối đa 2,8 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam ba muối. Tính khối lượng muối của axit cacboxylic trong T?
nCO2 = 0,32 mol => nC = 0,32
nH2O = 0,16 => nH = 0,32
Bảo toàn khối lượng => m = 5,44 gam
nO = 0,08 mol => nC:nH:nO = 4:4:1
Do E đơn chức nên E là C8H8O2
Ta có nE = 0,04 mol
nNaOH = 0,07 mol
Trong E có este của phenol (0,03 mol) và 1 este của ancol (0,01 mol)
nH2O = nEste của phenol = 0,03 mol
Bảo toàn khối lượng ta có:
mancol = mE + mNaOH - mT - mH2O = 1,08 gam
nAncol = 0,01 mol => Mancol = 108
Công thức phân tử của ancol: C6H5CH2OH
Xà phòng hóa E chỉ thu được 3 muối và ancol trên nên E chứa:
HCOO-CH2-C6H5 = 0,01 mol
CH3COOC6H5 (0,03)
Vậy T chứa: HCOONa = 0,01mol
CH3COONa = 0,03 mol
C6H5ONa = 0,03 mol
=> mRCOONa = 3,14 gam
Trình bày ứng dụng của hidro
- Làm nguyên liệu cho động cơ tên lửa, nhiên liệu cho động cơ ô tô thay cho xăng
- Làm nguyên liệu trong sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ
- Dùng để điều chế kim loại từ oxit của chúng
- Bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì là khí nhẹ nhất.
Hãy cho biết:
a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn.
b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt.
c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt (dẫn ra những phản ứng minh hoạ, viết phương trình hóa học).
a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn
- Sắt là kim loại chuyển tiếp ở nhóm VIIIB, chu kỳ 4, ô 26.
b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt
- Cấu hình electron nguyên tử: ls22s22p63s23p63d64s2 hoặc viết gọn [Ar]3p64s2.
Sắt thuộc nhóm nguyên tố d
c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt
Sắt có tính khử trung bình. Các số oxi hóa phổ biến của sắt là +2 và +3.
Fe + S --t0--> FeS
2Fe + 3Cl2 --t0--> 2FeCl3
Fe + H2SO4 --> FeSO4 + H2
Fe + CuSO4 --> FeSO4 + Cu
a) Dùng phản ứng hóa học để tách cation Ca2+ ra khỏi dung dịch chưa NaNO3 và Ca(NO3)2.
b) Dùng phản ứng hóa học để tách anion Br- ra khỏi dung dịch chứa KBr và KNO3.
Khác với nhận biết tách chất phải có bước tái tạo (hoàn trả lại sản phẩm ban đầu và thông thường phải đảm bảo khối lượng không đổi của các chất trước và sau khi tách).
a) Tách Ca2+ khỏi dung dịch có chứa Na+, Ca2+.
Cho dung dịch tác dụng với một lượng dư dung dịch Na2CO3 lọc thu kết tủa.
Ca2+ + CO32- → CaCO3↓
Hòa tan kết tủa trong dung dịch HNO3 thu được Ca2+
CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2↑ + H2O
b) Tách Br- khỏi dung dịch có chứa Br-, NO3-.
Cho dung dịch tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3, lọc thu kết tủa.
Ag+ +Br- → AgBr↓
Phân hủy AgBr ngoài ánh sáng, thu Br2. Cho Br2 tác dụng với Na thu được Br-.
2AgBr (as)→ 2Ag + Br2
2Na + Br2 → 2NaBr
Câu A. H2NCH2CH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
Câu B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.
Câu C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
Câu D. H2NCH2CH2COOC2H5 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.