Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Sau khi đun nóng dung dịch một thời gian màu chuyển thành màu gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Sau khi đun nóng dung dịch một thời gian màu chuyển thành màu gì?


Đáp án:

Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Sau khi đun nóng dung dịch một thời gian thì  môi trường trở lại trung tính, vì đun nóng CO2 bay đi.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy so sánh các tính chất: Màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất muối ăn, đường, than.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh các tính chất: Màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất muối ăn, đường, than.


Đáp án:

Muối ăn Đường Than
Màu Trắng Nhiều màu Đen
Vị Mặn Ngọt Không
Tính tan Tan Tan Không
Tính cháy Không Cháy Cháy

Xem đáp án và giải thích
Vì sao đối với phân đoạn sôi < 180oC cần phải chưng cất tiếp dưới áp suất cao, còn với phân đoạn sôi > 350oC cần phải chưng cất tiếp dưới áp suất thấp?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao đối với phân đoạn sôi < 180oC cần phải chưng cất tiếp dưới áp suất cao, còn với phân đoạn sôi > 350oC cần phải chưng cất tiếp dưới áp suất thấp?


Đáp án:

- Đối với phân đoạn sôi < 180oC số nguyên tử C từ 1 - 4 là chủ yếu, tồn tại chủ yếu ở dạng khí dễ bay hơi nên phải chưng cất dưới áp suất cao mới tách được C1 - C2; C3 - C4.

- Đối với phân đoạn sôi > 350oC thành phần chủ yếu là cặn mazut có nhiệt độ sôi cao nên cần phải chưng cất dưới áp suất thấp.

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp 2 khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách tách đồng thời nhận biết sự có mặt từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho hỗn hợp 2 khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách tách đồng thời nhận biết sự có mặt từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

- Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư thấy brom bị nhạt màu và có khí bay ra chứng tỏ có khí SO2. Thu khí thoát ra kí hiệu là khí X.

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

Đun nhẹ dung dịch thu được ⇒ HBr bay hơi còn H2SO4 đặc.

Hòa tan bột Cu vào dd H2SO4 đặc vừa thu được, thu được khí SO2

Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

- Dẫn phần khí X qua dung dịch nước vôi trong dư thấy khí bị hấp thụ hoàn toàn tạo kết tủa màu trắng chứng tỏ có khí CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Lọc kết tủa, cho tác dụng với dd HCl thu được CO2

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng của dung dịch Pb2+ với kim loại
- Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2


Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch tạo kết tủa với Ba
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho Ba vào các dung dịch riêng biệt sau đây: NaHCO3; CuSO4; (NH4)2CO3; NaNO3; AgNO3; NH4NO3. Số dung dịch tạo kết tủa là:

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…