Trong các chất sau: NaCl, HCl, CaO, CuSO4 , Ba(OH)2, KHCO3, KNO3, NaOH. Hãy chỉ ra các chất thuộc hợp chất muối?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các chất sau: NaCl, HCl, CaO, CuSO4 , Ba(OH)2, KHCO3, KNO3, NaOH. Hãy chỉ ra các chất thuộc hợp chất muối?


Đáp án:

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit

Các chất thuộc loại muối là: NaCl, CuSO4, KHCO3, KNO3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Các hợp chất vô cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây sai?

Đáp án:
  • Câu A. Hợp kim liti - nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.

  • Câu B. Sắt có trong hemoglobin của máu.

  • Câu C. Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.

  • Câu D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình phản ứng hóa học biểu diễn các biến hóa sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại phản ứng nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình phản ứng hóa học biểu diễn các biến hóa sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại phản ứng nào?

a) K -> K2O -> KOH

b) P -> P2O5  -> H3PO4

 


Đáp án:

a, K → K2O → KOH

4K + O2 → 2K2O

K2O + H2O → 2KOH

Hai phản ứng trên đều là phản ứng hóa hợp.

b, P → P2O5 → H3PO4

4P + 5O2 → 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Hai phản ứng trên đều là phản ứng hóa hợp.

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm ở hình 2.13(SGK) chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ. Hãy quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thí nghiệm ở hình 2.13(SGK) chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ. Hãy quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra?


Đáp án:

P đỏ được đặt trên thanh sắt gần ngọn lửa hơn P trắng (to cao hơn). Hiện tượng: P trắng bốc cháy còn P đỏ thì không. Chứng tỏ P trắng dễ phản ứng với oxi hơn P đỏ rất nhiều. Thực tế P trắng có thể bị oxi hoá trong không khí ở nhiệt độ thường (hiện tượng phát quang hoá học), còn P đỏ thì bốc cháy khi đun nóng ở nhiệt độ 250oC.

4P +5O2 → 2P2O5

Xem đáp án và giải thích
Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.


Đáp án:

Nếu đường kính hạt nhân là 4cm thì đường kính nguyên tử khoảng:

4.104 cm = 400 m

Xem đáp án và giải thích
Dạng toán xác định số hiệu nguyên tử dựa vào số hạt p, n, e
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tổng số p, e, n trong hai nguyên tử A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B là


Đáp án:
  • Câu A. 17 và 29

  • Câu B. 20 và 26

  • Câu C. 43 và 49

  • Câu D. 40 và 52

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…