Lý thuyết chung về cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?


Đáp án:
  • Câu A. Saccarozơ

  • Câu B. Fructozơ Đáp án đúng

  • Câu C. Glucozơ

  • Câu D. Amilopectin

Giải thích:

- Saccarozơ hay còn gọi là đường mía, đường thốt nốt. - Fructozơ là thành phần chính của mật ong (fructozơ có độ ngọt lớn nhất trong các loại cacbohidrat). - Glucozơ hay còn gọi là đường nho, đường trái cây. - Amilopectin là một đoạn mạch của tinh bôt.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập phân biệt dung dịch KOH, HCl, H2SO4
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là


Đáp án:
  • Câu A. giấy quỳ tím

  • Câu B. BaCO3.

  • Câu C. Al

  • Câu D. Zn

Xem đáp án và giải thích
 Cho phương trình CaCO3  --t0--> CO2 ↑+ CaO Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc)?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho phương trình CaCO3  --t0--> CO2 ↑+ CaO

Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc)?


Đáp án:

CaCO3  --t0--> CO2 ↑+ CaO

1         →          1 mol

3,5       →          3,5 mol

Theo phương trình: nCO2 = nCaCO3 = 3,5 mol

Thể tích khí CO2 thu được là:

VCO2 = 22,4 . nCO2 = 22,4 . 3,5 = 78,4 lít

Xem đáp án và giải thích
Từ Al2O3 và các dung dịch KOH, H2SO4, viết phương trình hoá học của các phản ứng dùng để điều chế phèn chua.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ Al2O3 và các dung dịch KOH, H2SO4, viết phương trình hoá học của các phản ứng dùng để điều chế phèn chua.



Đáp án:

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

Cô cạn dung dịch được tinh thể K2SO4 khan

Al2O3 + 3H2SO4 → A12(SO4)3 + 3H2O

Cô cạn dung dịch thu được tinh thể Al2(SO4)3.18H2O

- Hoà tan 1 mol K2SO4 vào nước cất.

- Hoà tan 1 mol Al2(SO4)3.18H2O vào cốc nước cất khác.

- Đun nóng cả hai dung dịch, trộn 2 dung dịch với nhau rồi khuấy mạnh, sau đó để nguội, một thời gian thấy dung dịch bị vẩn đục, các tinh thể K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O sẽ tách ra.



Xem đáp án và giải thích
Có bao nhiêu liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanine và phenylalanine (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH,viết tắt là Phe).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bao nhiêu liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanine và phenylalanine (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH,viết tắt là Phe).


Đáp án:

Có thể có các tripeptit

        +) Gly – Ala –Phe

    H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH3 )-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-COOH

        +) Gly – Phe – Ala

    H2 N-CH2-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH(CH3)-COOH

        +) Ala – Gly – Phe

    H2 N-CH(CH3 )-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH2-C6 H5 )-COOH

        +) Ala – Phe – Gly

    H2 N-CH(CH3 )-CO-NH-CH2 (CH2-C6 H5)-CO-NH-CH2-COOH

        +) Phe – Gly –Ala

    H2 N-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2 (CH3)-COOH

        +) Phe – Ala – Gly

    H2 N-CH(CH2-C6 H5 )-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH

Xem đáp án và giải thích
Tại sao trong sơ đồ phân bố electron của nguyên tử cacbon (C: ls22s22p2), phân lớp 2p lại biểu diễn như sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao trong sơ đồ phân bố electron của nguyên tử cacbon (C: ls22s22p2), phân lớp 2p lại biểu diễn như sau:

 


Đáp án:

Theo quy tắc Hun thì sự phân bố electron vào các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa nên trong phân lớp 2p của cacbon phải biểu diễn như trên.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…