Cho Fe phản ứng thế với HCl, đốt cháy sản phẩm khí sinh ra thu được ngọn lửa màu gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho Fe phản ứng thế với HCl, đốt cháy sản phẩm khí sinh ra thu được ngọn lửa màu gì?


Đáp án:

Phản ứng giữa Fe và HCl:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Khí thoát ra là H2, cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2(đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4g NaOH. a) Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu (lít hoặc gam)? b) Hãy xác định muối thu được sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2(đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4g NaOH.

a) Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu (lít hoặc gam)?

b) Hãy xác định muối thu được sau phản ứng.


Đáp án:

a) Trước tiên ta phải xem muối nào được tạo thành (NaHCO3 hay Na2CO3).

nCO2 = 0,07 mol

nNaOH = 0,16 mol

nNaOH > 2nCO2 nên muối sau phản ứng là Na2CO3; CO2 phản ứng hết, NaOH dư.

Phương trình hóa học của phản ứng :

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Theo pt nNaOH pư = 2.nCO2 = 2. 0,07 = 0,14 mol ⇒ nNaOH dư = 0,16 - 0,14 = 0,02 mol

Khối lượng chất dư sau phản ứng:

mNaOH = 0,02 . 40 = 0,8g.

b)Theo pt nNa2CO3 = nCO2 = 0,07 mol

⇒ m Na2CO3 = 0,07 x 106 = 7,42g.

(Lưu ý cách xác định sản phẩm muối tạo thành sau phản ứng:

Đặt tỉ lệ: T = nNaOH/nCO2

Nếu T ≥ 2 ⇒ Chỉ tạo muối Na2CO3; Khi T = 2 phản ứng vừa đủ, T > 2 NaOH dư

Nếu T ≤ 1 ⇒ Chỉ tạo muối NaHCO3; Khi T = 2 phản ứng vừa đủ, T < 1 CO2 dư

Nếu 1 < T < 2 ⇒ Tạo cả 2 muối

Xem đáp án và giải thích
Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại?


Đáp án:
  • Câu A. nhiệt độ nóng chảy.

  • Câu B. khối lượng riêng.

  • Câu C. tính dẫn điện.

  • Câu D. tính cứng.

Xem đáp án và giải thích
Hãy ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) ở mỗi câu sau: a) xiclopropan là hiđrocacbon không no vì có phản ứng cộng. b) propan không làm mất màu dung dịch KMnO4 c) xiclopropan làm mất màu dung dịch KMnO4 d) khi đun nóng mạch propan bị tách H2 chuyển thành xicloprpan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) ở mỗi câu sau:

a) xiclopropan là hiđrocacbon không no vì có phản ứng cộng.

b) propan không làm mất màu dung dịch KMnO4

c) xiclopropan làm mất màu dung dịch KMnO4

d) khi đun nóng mạch propan bị tách H2 chuyển thành xicloprpan.


Đáp án:

a) S

b) Đ

c) S

d) S

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?


Đáp án:

- Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để chuyển sang một trạng thái cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động lên cân bằng.

- Những yếu tố làm chuyển dịch cân bằng là nồng độ, áp suất và nhiệt độ.

- Chất xúc tác không có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, vì chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số cân bằng. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau, nên nó có tác dụng làm cho phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng nhanh chóng hơn.

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết công thức cấu tạo của tripeptit có tên là Alanylglyxylvalin (Ala-Gly- Val).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết công thức cấu tạo của tripeptit có tên là Alanylglyxylvalin (Ala-Gly- Val).



Đáp án:

Công thức cấu tạo của tripeptit Ala - Gly - Val là :

H2N-CH(-CH3)-CO-NH-CH2 -CO-NH-CH(-CH(CH3)2)-COOH




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…