Câu A. Chất T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2 Đáp án đúng
Câu B. Chất Y có phản ứng tráng bạc
Câu C. Phân tử chất Z có 2 nguyên tử oxi
Câu D. Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:3
Hướng dẫn giải: X là H-COO-C6H4-CH2-OOCH. HCOOC6H4CH2OOCH + 3NaOH → 2HCOONa + NaOC6H4CH2OH + H2O. X Y Z ; 2NaOC6H4CH2OH + H2SO4 → 2HOC6H4CH2OH + Na2SO4 ; Z T ; Phát biểu A sai vì T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:1. → Đáp án A.
Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không ? Tại sao ?
Không thể phân biệt được vì cả hai đều có phản ứng tạo kết tủa với Ca(OH)2 làm dung dịch vẩn đục
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
a. Vì sao chất béo không tan trong nước mà tan trong các dung môi hữu vơ không phân cực.
b. So sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi triglixerit chứa các gốc axit béo no và triglixerit chứa các gốc axit béo không no.
a. Chất béo là các chất hữu cơ không phân cực nên tan được trong các dung môi không phân cực và không tan được trong các dung môi phân cực như nước.
b. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các triglixerit chứa các gốc axit béo no cao hơn các triglixerit chứa các gốc axit béo không no
Cho phản ứng: 2X(khí) + Y(khí) → Z(khí) + T(khí)
Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?
Vban đầu = k.[X] 2.[Y] = kx2y ( với x, y là nồng độ của X, Y)
Khi áp suất của hệ tăng 3 lần thì nồng độ các chất cũng tăng gấp 3 lần .
⇒ Vsau= k.[3X] 2.[3Y]= k(3x) 2 .(3y)=27kx2y
Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần
Cho 0,1 mol chất X có công thức là C2H12O4N2S tác dụng với dung dịch chứa 0,35 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Tìm m?
Vì X tác dụng với dung dịch NaOH đung nóng thu được khí làm xanh giấy quỳ ẩm nên X là muối amoni. Căn cứ vào công thức của X ta suy ra X là muối amoni của amin no với axit sunfuric. Công thức của X là (CH3NH3)2SO4.
(CH3NH3)2SO4+ 2NaOH --> 2CH3NH2 + Na2SO4 + 2H2O (1)
0,1-----------------0,2-----------------------0,1
Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn gồm NaOH dư (0,15 mol) và Na2SO4 (0,1 mol). Khối lượng chất rắn là :
m = 0,15.40 + 0,1.142 = 20,2 gam
Trong quá trình pin điện hóa Zn – Ag hoạt động, ta nhận thấy :
Câu A. khối lượng của điện cực Zn tăng
Câu B. Khối lượng của điện cực Ag giảm
Câu C. Nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng
Câu D. Nồng độ của ion Ag+ trong dung dịch tăng
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.