Trong các cặp chất sau đây chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn, tan trong nước tốt hơn, vì sao?
a) CH3OH và CH3OCH3
b) C2H5OH và C2H5OCH3
c) C2H5F và C2H5OH
d) C6H5CH2OH và C6H5OCH3
a) CH3OH có nhiệt độ sôi hơn CH3OCH3 vì CH3OH tạo được liên kết hidro liên phân tử.
CH3OH tan trong nước tốt hơn CH3OCH3 vì CH3OH tạo được liên kết hidro với nước giúp nó phân tán tốt trong nước, tức là tan được trong nước.
c) d) Tương tự câu a ta có
Nhiệt độ sôi: C2H5OH > C2H5F; C6H5CH2OH > C6H5OCH3
Độ tan: C2H5OH > C2H5F; C6H5CH2OH > C6H5OCH3
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 tính lượng Ag thu được
Vì hiệu suất phản ứng thủy phân là 75% nên tổng số mol mantozơ và saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân là (0,02 + 0,01).75% = 0,0225 mol.
Số mol của mantozơ dư sau phản ứng thủy phân là 0,01.25% = 0,0025 mol.
Sơ đồ phản ứng :
C12H22O11 (gồm mantozơ và saccarozơ phản ứng) → 2C6H12O6 → 4Ag (1)
C12H22O11 (mantozơ dư) → 2Ag (2)
Saccarozơ dư không tham gia phản ứng tráng gương.
Theo sơ đồ (1) và (2) suy ra tổng số mol Ag tạo ra là 0,095 mol.
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là
Câu A. 5
Câu B. 6
Câu C. 4
Câu D. 3
Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
Câu A. thủy phân
Câu B. tráng gương
Câu C. trùng ngưng
Câu D. hoà tan Cu(OH)2
Cho a mol este X (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là bao nhiêu?
X tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1: 2 nên X là este của phenol. X không tráng gương nên cấu tạo của X là:
CH3COOC6H4CH3 (Vị trí octo, meta, para)
C2H5COOC6H5
Có 4 đồng phân thỏa mãn
Một nguyên tố d có 4 lớp electron, phân lớp ngoài cùng đã bão hòa electron. Tổng số electron s và electron p của nguyên tố này là?
Nguyên tố thuộc khối nguyên tố d có 4 lớp electron ⇒ electron cuối cùng trên phân lớp 3d.
Cấu hình electron của nguyên tố này có dạng: 1s22s22p63s23p63dX4s2 .
Vậy tổng số electron s và electron p là 20.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.