Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thị hết X vào 2 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Tìm m?
nBa(OH)2 = 0,1.2 = 0,2 (mol); n↓ = 0,1 (mol)
nBaSO3 = 2nBa(OH)2 - nSO2 ⇒ nSO2 = 2.0,2 – 0,1 = 0,3 (mol)
BTNT S: nSO2 = 2nFeS2 = 0,3 mol
=> nFeS2 = 0,15 mol
⇒ mFeS2 = 0,15.(56 + 32.2) = 18 (g)
Tripeptit là hợp chất
Câu A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit
Câu B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau
Câu C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau
Câu D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit
Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tìm m?
Phần 2 với NaOH tạo H2 nên có Al dư (x mol).
Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe
0,1 0,2 0,2
→ nFe tổng = 0,27 mol
Với H2SO4: nH2 = 1,5x + 0,27 = 4a mol
Với NaOH: nH2 = 1,5x = a mol
→ a = 0,09 mol và x = 0,06 mol
→ nAl ban đầu = 0,2 + 0,06 = 0,26 mol
→ mAl = 7,02 gam
Tính thể tích của hỗn hợp khí gồm 0,5 mol CO2 và 0,2 mol O2 ở điều kiện tiêu chuẩn
Thể tích của hỗn hợp khí gồm 0,5 mol CO2 và 0,2 mol O2 (đktc) là:
Vhh = nhh. 22,4 = (0,5+0,3).22,4 = 15,68 lít
Cho các dung dịch chứa các ion riêng biệt Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.
Nhận biết các ion riêng biệt: Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-
- Nhỏ vào các mẫu dung dịch thuốc thử là NaOH:
Nhận ra ion Mg2+ vì có kết tủa trắng: Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓
Nhận ra ion Al3+ vì có kết tủa trắng sau đó tan ra khi thêm OH-
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3↓ + OH- → [Al(OH)4]- tan
Nhận ra ion Ni2+ vì có kết tủa màu xanh lục:
Ni2+ + 2OH- → Ni(OH)2↓
- Nhỏ vào hai mẫu thuốc thử còn lại chứa hai anion dung dịch chứa Ba2+. Nhận ra ion SO42- vì tạo chất kết tủa màu trắng không tan trong axit.
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
Mẫu chứa ion Cl- là mẫu còn lại.
Hỗn hợp X gồm các axit C15H31COOH, C17H35COOH và một chất béo Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,9M thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri của 2 axit C15H31COOH, C17H35COOH. Giá trị của a là
Giải
Vì X + NaOH thu được glixerol và hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat => triglixerit Y là este no, ba chức, mạch hở
Đốt cháy axit panmitic và axit stearic đều thu được nH2O = nCO2 => Sự chênh lệch mol H2O và CO2 là do đốt cháy Y, Y có độ bất bão hòa k = 3
Ta có: nY = (n CO2 – n H2O)/ (k – 1) = (1,56 – 1,52)/(3 – 1) = 0,02 mol
Ta có: ∑ nCOO = nNaOH = 0,09 (mol) => nO (trong X) = 2nCOO = 0,18 (mol)
=> nCOOH- (trong axit) = ∑ nCOO - nCOO(trongY) = 0,09 - 0,02.3 = 0,03 (mol)
Bảo toàn khối lượng ta có: mX = mC + mH + mO = 1,56.12 + 1,52.2 + 0,18.16 = 24,64 (g)
Đặt công thức chung của Y là: (RCOO)3C3H5: 0,02 (mol) => nC3H5(OH)3= nY = 0,02 (mol)
Khi phản ứng với NaOH số mol H2O sinh ra = nCOOH(trong axit) = 0,03 (mol)
BTKL ta có: mX + mNaOH = mhh muối + mglixerol + mH2O
=> 24,64 + 0,09.40 = a + 0,02.92 + 0,03.18
=> a = 25,86 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.