Trộn 3 thể tích khí O2 với 2 thể tích khí O3 thu được hỗn hợp khí X. Để cháy hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp khí Y gồm metylamin, amoniac và hai anken cần dùng vừa đủ 22,4 lít khí X (ở đktc), sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Z qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 3 thể tích khí O2 với 2 thể tích khí O3 thu được hỗn hợp khí X. Để cháy hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp khí Y gồm metylamin, amoniac và hai anken cần dùng vừa đủ 22,4 lít khí X (ở đktc), sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Z qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là


Đáp án:

22,4 lít X ↔ 1 mol X có 0,6 mol O2 và 0,4 mol O3 quy ra 2,4 mol O để đốt.

Hỗn hợp Y: metylamin = CH2 + NH3; amoniac = NH3 và hai anken (CH2)n

→ Quy đổi Y: CH2 và NH3

Đốt 14,2 gam Y gồm {x mol CH2y mol NH3} + 2,4 mol O → CO2 + H2O + N2

Có hệ: mY = 14x + 17y = 14,2 gam; lượng O cần đốt: 3x + 1,5y = 2,4

suy ra x = 0,65 mol và y = 0,3 mol → nCO2 = 0,65 mol

Theo đó, yêu cầu giá trị m↓ BaCO3 = 0,65 × 197 = 128,05 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có những pin điện hóa được cấu tạo bởi các cặp oxi hóa – khử sau : 1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe 2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe 3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb Hãy cho biết : a. Dấu và tên của các điện cực trong mỗi pin điện hóa b. Những phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hóa – khử trong mỗi pin điện hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những pin điện hóa được cấu tạo bởi các cặp oxi hóa – khử sau :

1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe

2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe

3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb

Hãy cho biết :

a. Dấu và tên của các điện cực trong mỗi pin điện hóa

b. Những phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hóa – khử trong mỗi pin điện hóa


Đáp án:

1, Phản ứng trong pin điện hóa : Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb

Fe → Fe2+ + 2e Fe : Cực âm, anot

Pb2+ + 2e → Pb Pb : Cực dương, catot

2, Phản ứng trong pin điện hóa : Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Fe → Fe2+ + 2e Fe : Cực âm, anot

Ag+ + e → Ag Ag : Cực dương, catot

3, Phản ứng trong pin điện hóa : Pb + 2Ag+ → Pb 2+ + 2Ag

Pb → Pb 2+ + 2e Pb : Cực âm, anot

Ag+ + e → Ag Ag : Cực dương, catot

Xem đáp án và giải thích
Cho 1 g hỗn hống của Na (natri tan trong thuỷ ngân) tác dụng với nước thu đứợc dung dịch kiềm. Để trung hoà dung dịch kiềm đó cần 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính phần trăm khối lượng của natri trong hỗn hống.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1 g hỗn hống của Na (natri tan trong thuỷ ngân) tác dụng với nước thu đứợc dung dịch kiềm. Để trung hoà dung dịch kiềm đó cần 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính phần trăm khối lượng của natri trong hỗn hống.



Đáp án:

2Na + 2H2O   →2NaOH + H2     (1)

NaOH + HCl  → NaCl + H2O       (2)

Từ (1) và (2) ta thấy

nNa = nNaOH= nHCl = (0,2.50) : 1000 = 0,01 mol

=> %mNa = 2,3%



Xem đáp án và giải thích
Cho 5,0 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,0 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong X là


Đáp án:

Chỉ có Al tác dụng với H2SO4

=> nAl = 2/3nH2 = 0,1 mol

=> mCu = mX - mAl = 2,3g

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố Al
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho nhôm tác dụng với HNO3 thì tổng mol của khí NO2 tạo thành bằng bao nhiêu?

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 6

  • Câu D. 8

Xem đáp án và giải thích
Trình bày cách phân loại bazo
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách phân loại bazo


Đáp án:

Dựa vào độ tan trong nước, bazơ được chia làm 2 loại:

* Bazơ tan trong nước: NaOH, KOH, LiOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2...

* Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2,...

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…