Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử H, Li, Na, K, Ca, Mg, C, Si, O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử H, Li, Na, K, Ca, Mg, C, Si, O


Đáp án:

Cấu hình electron của các nguyên tử:

H (Z = 1): ls1.

Li (Z = 3): ls22s1.

Na (Z = 11): ls22s22p63s1.

K (Z = 19): ls22s22p63s23p64s1.

Ca (Z = 20): ls22s22p63s23p64s2.

Mg (Z = 12): ls22s22p63s2.

C (Z = 6): ls22s22p2.

Si(Z= 14): ls22s22p63s23p2.

O (Z = 8): ls22s22p4.

Số electron lớp ngoài cùng:

- Nguyên tử H, Li, Na, K đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

- Nguyên tử Ca, Mg đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

- Nguyên tử C, Si có 4 electron ở lớp ngoài cùng.

- Nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Iot bị lẫn tạp chất là NaI. Làm thế nào để loại bỏ tạp chất đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Iot bị lẫn tạp chất là NaI. Làm thế nào để loại bỏ tạp chất đó.


Đáp án:

Hòa tan iot bị lẫn tạp chất NaI vào nước, sau đó sục khí clo vào dung dịch để oxi hóa I- thành I2 để tận thu I2 ta đun nóng nhẹ ở áp suất khí quyển, I2 thăng hoa thành hơi màu tím

Cl2 + NaI → 2NaCl + I2.

Xem đáp án và giải thích
Cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp đại số
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

?FeCO3 + ?HNO3  -->? Fe(NO3)3 + ?NO + ?CO2 + ?H2O

Tổng hệ số của phương trình sau phản ứng là:


Đáp án:
  • Câu A.

    12

  • Câu B.

    14

  • Câu C.

    22

  • Câu D.

    20

Xem đáp án và giải thích
Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?


Đáp án:

Để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm chúng ta nên:

- Xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường.

- Bảo vệ rừng, trồng cây xanh.

Xem đáp án và giải thích
Nung hỗn hợp X gồm FeCO3 và BaCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y và V lít CO2 (đktc). Hòa tan Y vào H2O dư thu được dung dịch Z và 8 gam chất rắn không tan. Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào Z thu được 9,85 gam kết tủa. Khối lượng của FeCO3 và BaCO3 trong hỗn hợp ban đầu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung hỗn hợp X gồm FeCO3 và BaCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y và V lít CO2 (đktc). Hòa tan Y vào H2O dư thu được dung dịch Z và 8 gam chất rắn không tan. Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào Z thu được 9,85 gam kết tủa. Khối lượng của FeCO3 và BaCO3 trong hỗn hợp ban đầu?


Đáp án:

4FeCO3 + O2  −to→ 2Fe2O3 + 4CO2

x………………→       0,5x ……. x

BaCO3 −to→  BaO + CO2

y …………..→.. y……y

nCO2 = x+y

Chất rắn Y gồm: Fe2O3 và BaO

Y + H2O dư: Chất rắn không tan là Fe2O3

→ 160.0,5x = 8  → x = 0,1 mol → nCO2 = 0,1 + y

BaO + H2O → Ba(OH)2

y.…………..→……..y

Dung dịch Z là dung dịch Ba(OH)2

Ba(OH)2  + CO2 → BaCO3 + H2O

y……. →…… y…… y

→ Số mol CO2 dư để hòa tan kết tủa BaCO3 là: (0,1+y) – y =0,1 mol

CO2  + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2

0,1…→…..0,1…………………..0,1

nBaCO3 = y-0,1 = 9,85/197 = 0,05 mol → y = 0,15 mol

mFeCO3 = 0,1.116 = 11,6g

mBaCO3 = 0,15.197 = 29,77g

Xem đáp án và giải thích
Cho dung dịch chứa 0,58 gam chất hữu cơ X tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,15 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên của hợp chất X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch chứa 0,58 gam chất hữu cơ X tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,15 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên của hợp chất X?


Đáp án:

Hợp chất X đơn chức tác dụng được với AgNO3/NH3 thu được bạc kết tủa nên X là anđehit đơn chức.

Gọi công thức phân tử của X là R-CHO

RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

Theo phương trình:

CTCT của X là: CH3-CH2-CHO (propanal)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…