Trình bày tính chất vật lý của kim loại
• Tính dẻo
- Kim loại có tính dẻo.
- Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau.Do có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau.
• Tính dẫn điện
- Kim loại có tính dẫn điện.
- Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe,...Do có tính dẫn điện, một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Thí dụ như: đồng, nhôm, ...
- Chú ý: Không nên sử dụng dây dẫn điện trần hoặc dây điện đã bị hỏng lớp bọc cách điện để tránh bị điện giật, hay cháy do chập điện,...
• Tính dẫn nhiệt
- Kim loại có tính dẫn nhiệt .
- Kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại nào dẫn điện tốt cũng thường dẫn nhiệt tốt.
- Dó có tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác, nhôm, thép không gỉ (inox) được dùng để làm dụng cụ nấu ăn.
• Ánh kim
- Kim loại có ánh kim.Nhờ tính chất này, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.
Hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở Y, trong đó số mol metan gấp hai lần số mol glixerol. Đốt cháy hết m gam X cần 6,832 lít O2 (đktc), thu được 6,944 lít CO2 (đktc).Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 2,5M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là
Câu A. 10,88.
Câu B. 14,72.
Câu C. 12,48.
Câu D. 13,12.
Lập công thức hóa học của hợp chất A biết:
Phân khối của hợp chất là 160 đvC
Trong hợp chất có 70% theo khối lượng sắt, còn lại là oxi.
Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất
mFe = 160.70/100 =112 (g)
mO2= 160 - 112 = 48 (g)
Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất
nFe =112/56 = 2 (mol)
nO2 =48/16 = 3 (mol)
⇒ Trong 1 phân tử hợp chất có 2 mol nguyên tử Fe : 3 mol nguyên tử O
Công thức hóa học của hợp chất là Fe2O3
Khi bị nung nóng, kali clorat đồng thời phân hủy theo hai cách:
a) Tạo ra oxi và kali clorua;
b) Tạo ra kali peclorat và kali clorua.
- Viết các phương trình hóa học.
- Tính xem có bao nhiêu phần trăm về khối lượng kali clorat đã phân hủy theo phản ứng (a) và phản ứng (b), biết rằng khi phân hủy 73,5gam kali clorat, thu được 33,5gam kali clorua.
Phản ứng hóa học xảy ra:
Phương trình hóa học:
2KClO3 -to→ 2KCl + 3O2 (a)
x → x
4KClO3 -to→ 3KClO4 + KCl (b)
y → 0,25y
Phần trăm khối lượng KClO3 đã bị phân hủy.
Theo pt: nKCl (a) = nKClO3 = x mol
nKCl (b) = 1/4. nKClO3 = 0,25.y mol
Theo đề bài, ta có:
(x + y).122,5 = 73,5 & 74,5(x + 0,25y) = 33,5 => x = 0,4; y = 0,2
Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (a): [(0,4 x 122,5)/73,5]. 100% = 66,67%
Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (b): [(0,2 x 122,5)/73,5]. 100% = 33,33%
Có 4 mệnh đề sau
(1) Hỗn hợp N2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong nước dư
(2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch HCl dư
(3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư
(4) Hỗn hợp FeS + CuS (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư
Số mệnh đề đúng là
(1) Na2O + H2O → 2NaOH
1 → 2
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
1 2
⟹ phản ứng vừa đủ nên tan hết ⟹ (1) đúng.
(2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
1 → 2
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
1 2
⟹ phản ứng vừa đủ nên tan hết ⟹ (2) đúng.
(3) 3Cu + 8H+dư + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
1 1
Do 1/3 < 1/2 nên Cu hết, NO3- dư ⟹ hỗn hợp tan hết ⟹ (3) đúng.
(4) không thể tan hết vì CuS không phản ứng với HCl ⟹ (4) sai.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa Al(OH)3?
Câu A. Cho từ từ dung dịch Ca(OH)2 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Câu B. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Al(OH)3.
Câu C. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Câu D. Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Al(OH)3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.