Bắn một chùm tia α đâm xuyên qua một mảnh kim loại. hỏi khi một hạt nhân bị bắn phá, có khoảng bao nhiêu hạt α đã đi xuyên qua nguyên tử? biết rằng đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
Khi bắn một chùm tia α qua 1 nguyên tử : các tia sẽ đi qua tiết diện ngang của nguyên tử và hạt nhân.
Tỉ lệ giữa tiết diện ngang của nguyên tử và hạt nhân là : (πd2)/(πd'2 )
Trong đó: d là đường kính của nguyên tử và d’ là đường kính hạt nhân. Tỉ lệ này bằng (104)2 = 108.
Vậy: khi có 1 tia α gặp hạt nhân thì có 108 hạt α đã đi xuyên qua nguyên tử.
Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỏi:
a) Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng?
b) Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mấy?
c) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố trên.
a) Nguyên tử của nguyên tố có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
b) Cấu hình electron lớp ngoài cùng nằm ở lớp thứ ba.
c) Cấu hình electron của nguyên tố: 1s22s22p63s23p4.
Cho các chất:
A. NaCl
B. Ca(OH)2
C. Na2CO3
D. HCl
E. BaCl2
F. Na2SO4
Những chất nào có thể
a. làm mềm nước có tính cứng tạm thời.
b. làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
Viết các phương trình hóa học.
a, Đáp án B hoặc C
Để làm mềm nước cứng tạm thời có thể dùng Ca(OH)2 hoặc Na2CO3 do chúng làm kết tủa Ca2+ và Mg2+ dưới dạng muối cacbonat theo các phương trình :
Ca(OH)2 OH- + HCO3- → CO32- +H2O
CO32- + Mg2+ → MgCO3 ↓
CO32- + Ca2+ → CaCO3 ↓
Na2CO3: CO32- + Mg2+ → MgCO3 ↓
CO32- + Ca2+ → CaCO3 ↓
b. Đáp án C(phản ứng xem phần a)
Ngâm bột sắt dư trong 10ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.
a) Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.
a) nCuSO4 = CM .V = 1. 0,01 = 0,01 (mol)
PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1)
Chất rắn A gồm sắt dư và đồng, dung dịch B là FeSO4.
nCu = nCuSO4 = 0,01 mol
PTHH cho A + dd HCl:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑ (2)
Cu + HCl → không phản ứng.
Khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng với HCl chỉ có Cu
mCu = 0,01 x 64 = 0,64g.
b) Dung dịch B chỉ có FeSO4:
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + Na2SO4 ( 3)
Theo pt (1) nFeSO4 = nCuSO4 = 0,01 mol
Theo pt (3) nNaOH = 2. nFeSO4 = 2. 0,01 = 0,02 mol
VNaOH = 0,02/1 = 0,02 l
Một phân tử polietylen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietylen này là:
Câu A. 20000
Câu B. 2000
Câu C. 1500
Câu D. 15000
Cho các kim loại được ghi bằng các chữ cái: A, B, C, D tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi trong bảng dưới đây:
Kim loại | Tác dụng của dung dịch HCl |
A | Giải phóng hidro chậm |
B | Giải phóng hidro nhanh, dung dịch nóng dần |
C | Không có hiện tượng gì xảy ra |
D | Giải phóng hidro rất nhanh, dung dịch nóng lên |
Em hãy sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần.
Kim loại cho tác dụng với HCl không có hiện tượng gì xảy ra Kim loại không tác dụng với HCl → C là kim loại yếu đứng sau Hidro.
Kim loại càng mạnh (càng hoạt động hóa học) khi tác dụng với HCl phản ứng xảy ra càng mãnh liệt, rõ ràng. (Khí thoát ra nhiều, dung dịch nóng lên).
→ Thứ tự kim loại hoạt động hóa học giảm dần là: D, B, A, C.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.