Trình bày tính chất hóa học của Beri
- Be là chất khử mạnh nhưng yếu hơn Li và Mg. Trong hợp chất tồn tại dưới dạng ion Be2+.
Be → Be2+ + 2e
a. Tác dụng với phi kim
2 Be + O2 → 2 BeO
- Trong không khí, Be bị oxi hóa chậm tạo thành màng oxit mỏng bào vệ kim loại, khi đốt nóng Be bị cháy trong oxi.
b. Tác dụng với axit
- Với dung dịch HCl và H2SO4 loãng:
Be + H2SO4 → BeSO4 + H2
- Với dung dịch HNO3:
3Be + 8HNO3(loãng,nóng) → 3Be(NO3)2 + 2NO + 4H2O
c. Tác dụng với nước
- Ở nhiệt độ thường, Be không phản ứng.
d. Tác dụng với dung dịch kiềm
- Be tác dụng với dung dịch bazơ mạnh
Be + 2NaOH + 2H2O → Na2[Be(OH)4] + H2
Be + 2NaOH n/c → Na2BeO2 + H2
Theo tính toán của nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể người cần được cung cấp 1,5.10-4 gam nguyên tố iot. Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thì khối lượng cần dùng cho một người trong một ngày là bao nhiêu?
Ta có: MKI = 166 gam
Trong 166 gam KI có 127 gam nguyên tố iot.
x gam KI có 1,5.10-4 gam nguyên tố iot.
⇒ x = (1,5.10-4.166)/127 = 1.96.10-4 (gam) KI.
Câu A. 46,15%
Câu B. 65,00%.
Câu C. 35,00%.
Câu D. 53,85%.
Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A, thu được 8,8g khí CO2 và 5,4g H2O
a) Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?
b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A.
c) Chất A có làm mất màu dung dịch brom không?
d) Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng.
a) nCO2 = 0,2 mol
⇒ Bảo toàn nguyên tố C: nC = nCO2 = 0,2 mol ⇒ mC = 0,2 × 12 = 2,4g.
nH2O = 0,3 mol
⇒ Bảo toàn nguyên tố H: nH = 2nH2O = 0,6 mol ⇒ mH = 0,6 x 1 = 0,6g.
mC,H = 2,4 + 0,6 = 3g = mA có hai nguyên tố C và H, vậy A là Hiđrocacbon.
b) Đặt công thức phân tử của A là CxHy
x: y = 2,4/12:0,6/1 = 1:3
Vậy CTPT của A có dạng (CH3)n vì MA < 40
→ (CH3)n < 40 ⇒ 15n < 40
• Nếu n = 1 ⇒ không hợp lý.
• Nếu n = 2 ⇒ CTPT của A là C2H6 (nhận)
c) A không làm mất màu dung dịch Br2.
d) C2H6 + Cl2 --as--> C2H5Cl + HCl
Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.
Kim loại + HCl → muối + H2
Ta có: mdung dịch tăng = mkim loại – mkhí thoát ra
⇒ mH2 = 7,8 - 7 = 0,8 (gam) ⇒ nH2 = 0,4 (mol)
Áp dụng bảo toàn nguyên tử H: nHCl = 2.nH2 = 0,8 (mol).
Cho Cu tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được dung dịch hỗn hợp FeSO4 và CuSO4. Thêm một ít bột sát vào dung dịch hỗn hợp, nhận thấy bột sắt bị hòa tan.
a. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và dạng ion thu gọn
b. So sánh tính khử của các đơn chất kim loại và tính oxi hóa của các ion kim loại
a. Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
Cu + Fe3+ → Cu2+ + 2 Fe2+
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
b. Tính khử Fe > Cu
Tính oxi hóa Fe2+ < Cu2+ < Fe3+
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.